Tiềm lực "đáng gờm" của CapitaLand tại Việt Nam

MAI AN 20/03/2023 05:00

CapitaLand được biết đến là “thợ săn” quỹ đất tại Việt Nam với hàng loạt dự án trên đất vàng Hà Nội và TP HCM.

>>> 0,9 ha đất vàng Tây Hồ về tay CapitaLand ra sao?

Mới đây, dẫn nguồn tin thân cận hãng Reuters cho biết, Tập đoàn CapitaLand của Singapore đang đàm phán để mua lại các dự án của Vinhomes trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Giao dịch sau khi thành công sẽ trở thành một trong những thương vụ bất động sản lớn nhất tại Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Nằm ở vị thế đắc địa quận Tây Hồ, Heritage West Lake có quy mô 0,9ha, tọa lạc tại lô D7, khu 18,6ha Dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Phú Thượng. Ảnh: Diệu Hoa

Chủ đầu tư loạt dự án tầm cỡ

Trong đó, cuộc thảo luận giữa CapitaLand và Vinhomes đang được xúc tiến liên quan đến việc chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Ocean Park 3, hoặc một dự án tại Hải Phòng.

Phản hồi thông tin của Reuters, phía CapitaLand và Vinhomes đang từ chối bình luận về thương vụ, nhưng Tập đoàn này cho biết, Việt Nam là một trong các thị trường cốt lõi của CapitaLand và tập đoàn luôn quan tâm đến các cơ hội mở rộng sự hiện diện tại đây.

Về CapitaLand, đây là một trong những tập đoàn bất động sản đa dạng lớn nhất Châu Á với trụ sở chính tại Singapore. Tập đoàn sở hữu danh mục mở rộng đa dạng bao gồm các dự án phức hợp, khu bán lẻ, khu phức hợp văn phòng thương mại, dịch vụ lưu trú, khu dân cư và nhà ở, khu thương mại, khối tài sản hậu cần, khu công nghiệp cùng với một quỹ đầu tư tín thác bất động sản.

CapitaLand gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994, với dự án đầu tay là Somerset West Lake ở Hà Nội.

CapitaLand hiện sở hữu 1.272 bất động sản tại 269 thành phố và 41 quốc gia trên toàn cầu, trong đó hai thị trường chính là Singapore và Trung Quốc với việc sở hữu lần lượt 187 và 303 bất động sản tại 2 quốc gia này. Họ cũng tham gia vào thị trường nhà nghỉ, khách sạn và khu nghỉ dưỡng thông qua công ty con là Ascott Limited.

Cho đến hiện tại, CapitaLand đang là chủ đầu tư của 14 dự án chung cư ở cả Hà Nội và TP HCM. Trong đó tại TP.HCM có 12 dự án gồm ZENITY (Quận 1), DEFINE (phường Thạch Mỹ Lợi), De La Sol (Quận 4), D2eight (Quận 2), d'Edge Thao Dien (Quận 2), D1MENSION (Quận 1), Feliz en Vista (Quận 2), Vista Verde (Quận 2), The Vista (Quận 2), The Krista (Quận 2), Kris Vue (Quận 2), PARCSpring (Quận 2).

Tại Hà Nội có Heritage WestLake (Phú Thượng, Tây Hồ), Seasons Avenue (Mộ Lao, Hà Đông). Trong đó, Heritage WestLake có quy mô 0,9ha, tọa lạc tại lô D7, khu 18,6ha Dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Phú Thượng, chủ đầu tư ban đầu là CTCP Hiền Đức Tây Hồ. Cái tên Capital Land xuất hiện lần đầu dự án vào năm 2017 khi chủ đầu tư đổi tên doanh nghiệp thành CTCP CapitaLand – Hiền Đức.

>>Nguồn vật liệu nào sẽ giải quyết tình trạng "đội giá" cát xây dựng hiện nay?

 Tiềm lực "đáng gờm"

CapitaLand cũng thể hiện tiềm lực "đáng gờm" khi là “thợ săn” quỹ đất chuyên nghiệp, trong bất kỳ tình trạng nào của thị trường.

Giữa năm 2022, trong bối cảnh thị trường lao đao, tháng 7/2022, CapitaLand Development (CLD), nhánh kinh doanh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand gây chú ý khi phát đi thông báo đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục mua lại một khu đất để phát triển khu phức hợp tại TP. Thủ Đức (TP HCM) với tổng doanh thu ước tính khoảng 720 triệu USD. Thương vụ mua lại dự kiến hoàn tất trong quý 4/2023 và dự án sẽ khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027.

Trước đó, tháng 2/2022, CapitaLand cũng lấn sân sang mảng bất động sản công nghiệp khi ký kết biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bắc Giang để phát triển dự án khu đô thị - công nghiệp và logistics với giá trị cam kết đầu tư 1 tỷ USD.

Đây là dự án đầu tiên của CapitaLand mở rộng danh mục đầu tư từ bất động sản nhà ở sang các loại tài sản khác như trung tâm dữ liệu, logistics và khu công nghiệp.

Ở chiều ngược lại, năm 2022, doanh nghiệp này đã bán lại Capital Palace, thương vụ có giá trị 500 triệu USD cho một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Theo phân tích của giới chuyên gia ngành địa ốc, khi tình trạng quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục triển khai dự án bị siết chặt dẫn đến chủ đầu tư yếu về vốn, chưa kể dòng vốn tín dụng bị “phanh gấp” khiến doanh nghiệp bất động sản nội đuối sức. Việc có thêm nguồn vốn ngoại bổ sung được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho doanh nghiệp nội.

"Nếu như doanh nghiệp nội biết kết hợp tốt với doanh nghiệp ngoại, chắc chắn các sản phẩm trên thị trường sẽ đa dạng hơn, hơn hết là chất lượng dịch vụ sản phẩm sẽ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân" - một chuyên gia phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • “Phá băng” thị trường bất động sản

    “Phá băng” thị trường bất động sản

    15:00, 19/03/2023

  • Tiên phong chuyển đổi số trong ngành bất động sản: Hướng đi đúng của Meey Land

    Tiên phong chuyển đổi số trong ngành bất động sản: Hướng đi đúng của Meey Land

    07:30, 18/03/2023

  • Điểm sáng bất động sản cho thuê

    Điểm sáng bất động sản cho thuê

    11:00, 17/03/2023

  • Kỳ vọng những chính sách quyết liệt cho thị trường bất động sản

    Kỳ vọng những chính sách quyết liệt cho thị trường bất động sản

    05:00, 17/03/2023

  • 3 ngân hàng tại Mỹ sụp đổ và sự hoảng loạn: Góc nhìn cho bất động sản

    3 ngân hàng tại Mỹ sụp đổ và sự hoảng loạn: Góc nhìn cho bất động sản

    04:00, 17/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiềm lực "đáng gờm" của CapitaLand tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO