Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Ông Lê Văn Hưởng cho biết, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2018 của Tiền Giang ước đạt trên 730 doanh nghiệp (tăng 14,2% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra) với tổng vốn đăng ký mới 3.654 tỷ đồng (tăng 48,3% so cùng kỳ). Tiền Giang có 251 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình (tăng 79,3% so cùng kỳ); 1.384 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (tăng 41,9% so với cùng kỳ).
- Xin ông cho biết mục tiêu phát triển doanh nghiệp cũng như kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo có đạt như kỳ vọng của Tiền Giang đặt ra?
Có thể bạn quan tâm
14:36, 30/11/2018
10:47, 23/11/2018
12:00, 21/11/2018
Ước đến ngày 31/12/2018, số doanh nghiệp còn hoạt động tạm tính trên địa bàn tỉnh đạt 5.123 doanh nghiệp (đạt 82,6% so với chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp đề ra đến năm 2020 tại Kế hoạch hành động số 100/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020).
Năm 2018, Tiền Giang thu hút được 28 dự án (tăng 12 dự án so cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.257,3 tỷ đồng (gấp 3,9 lần so với cùng kỳ) và có 14 dự án đăng ký tăng vốn (tăng 7 dự án) với số vốn tăng thêm đạt 3.565,4 tỷ đồng, tăng 96,9% so cùng kỳ; Nâng tổng vốn đầu tư thu hút được trong năm 2018 ước đạt 11.822,7 tỷ đồng, gấp 3 lần so cùng kỳ. |
Như vậy, có thể khẳng định, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt những kết quả tích cực về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân tăng khá so cùng kỳ.
- Điều này đã có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2018, thưa ông?
Trong năm 2018, UBND tỉnh đã tập trung tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2018, tiếp nhận KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp về tỉnh. Để đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, UBND tỉnh đã tổ chức 4 cuộc đối thoại doanh nghiệp trong năm 2018. Ngoài ra các địa phương tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn trung bình 2 cuộc/năm. Bên cạnh đó, hàng tuần, hàng tháng lãnh đạo UBND tỉnh đều có tiếp xúc nhà đầu tư, doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh để kịp thời giải quyết những khó khăn.
Với những giải pháp đồng bộ và thực thi quyết liệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh năm 2010) ước năm 2018 tăng 7,5%, đạt kế hoạch đề ra. Tổng GRDP (giá hiện hành) năm 2018 ước đạt gần 84.025 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 47,6 triệu đồng (năm 2017 đạt 43,7 triệu đồng). Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 38,7% năm 2017 xuống còn chiếm 37,2%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 28,5% lên 30,3%, khu vực dịch vụ giảm nhẹ, từ 32,8% giảm xuống 32,5%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 31.502 tỷ đồng, tăng 8,1%, đạt kế hoạch đề ra.
- Vậy với những nền tảng đạt được trong năm 2018, Tiền Giang sẽ đặt mục tiêu đột phá trong năm 2019 thế nào, thưa ông?
Năm 2019, Tiền Giang đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP theo giá so sánh 2010) tăng 7,0 - 7,5%. GRDP bình quân đầu người đạt 51,8 - 52,0 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 9.305 tỷ đồng. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt từ 750 - 800 doanh nghiệp nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động đến cuối năm 2019 dự kiến đạt khoảng 5.450 doanh nghiệp (tăng 6,3% so với ước thực hiện đến cuối năm 2018). Tỉnh cũng đặt mục tiêu năm 2019 thu hút được 24 dự án với tổng vốn đầu đăng ký khoảng 7.400 tỷ đồng. Với các giải pháp đã đề ra, đây là mục tiêu khả thi, tạo nền tảng phát triển bền vững cho Tiền Giang trong những năm tiếp theo.
Doanh nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và phát huy các tiềm năng lợi thế của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới, Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư; chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững, hiệu quả và sáng tạo; nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh tế.
Tỉnh tập trung thu hút các doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với lợi thế của địa phương, ưu tiên lựa chọn các dự án có hàm lượng khoa học, công nghệ, có tỉ trọng giá trị gia tăng cao, đồng thời có hiệu quả đầu tư cao, tránh những dự án ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu.
3 giải pháp trọng tâm hút đầu tư Tại Hội nghị xúc tiền đầu tư vào Tiền Giang năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vị trí chiến lược hàng đầu của Tiền Giang là nền tảng cho sự phát triển của tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Thứ nhất, phát triển hộ kinh doanh hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Triển khai thực hiện Kế hoạch chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Thực hiện các cơ chế hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên và cộng đồng dân cư, từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại địa phương. Triển khai nhiệm vụ của Hội đồng hỗ trợ khởi nghiệp; thúc đẩy hoạt của các câu lạc bộ khởi nghiệp và Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại địa phương; tổ chức kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài tỉnh. |
- Xin cảm ơn ông!