[TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 12: Thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp!

Bảo Lam (tổng hợp) 20/03/2020 11:00

“Đại hội trực tiếp bầu Bí thư, có nghĩa là từng đảng viên bỏ phiếu bầu, như thế chính là thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp mà dân chủ trực tiếp bao giờ cũng dân chủ hơn dân chủ đại diện”.

Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí về những đổi mới tại Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/ 2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chủ trương bầu trực Bí thư tại đại hội đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chủ trương bầu trực Bí thư tại đại hội đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Theo Chỉ thị 35-CT/TW, việc bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện theo Quy chế bầu cử trong Đảng.

Thực hiện thí điểm bầu bí thư cấp ủy tại đại hội ở những nơi cấp ủy đoàn kết, thống nhất cao; nhân sự dự kiến giới thiệu là người tiêu biểu, hội tụ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, phải được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

Thực hiện đại hội lấy phiếu giới thiệu bí thư cấp ủy trong số các đồng chí vừa trúng cử vào ban chấp hành đảng bộ khóa mới, trừ những nơi trực tiếp bầu bí thư cấp ủy. Kết quả giới thiệu của đại hội để cấp ủy khóa mới tham khảo khi bầu bí thư cấp ủy. Trường hợp giới thiệu của đại hội khác với phương án nhân sự được duyệt thì báo cáo cấp ủy cấp trên cho ý kiến chỉ đạo trước khi bầu bí thư cấp ủy.

Có thể bạn quan tâm

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 11: Phải làm tốt công tác nhân sự từ Đại hội Đảng bộ các cấp!

    14:03, 19/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 10: Không để tái diễn đơn thư chuyển lòng vòng

    10:35, 19/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 9: Nâng niu vị thế và tầm vóc của Thủ đô

    08:43, 17/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 8: Bầu cử phải đảm bảo dân chủ, khách quan!

    06:30, 13/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 7: Dũng cảm loại bỏ những cán bộ sai lầm!

    05:00, 09/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 6: Nhận diện, loại bỏ những ứng viên mắc "bệnh" vô cảm, phòng thủ

    11:01, 06/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 5: Tiêu chuẩn để trở thành Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

    11:00, 04/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 4: Tư tưởng, tuyên giáo phải ngang hàng với kinh tế - xã hội

    20:21, 03/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 3: Chọn được người liêm chính, cách mạng sẽ thành công!

    11:00, 03/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 2: Chấn chỉnh việc kê khai tài sản đối phó, hình thức

    06:36, 02/03/2020

  • [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 1: “Nóng” công tác đánh giá cán bộ!

    08:00, 29/02/2020

Thực tế, trong thời gian qua, đã có những đảng bộ tổ chức Đại hội điểm bầu trực tiếp Bí thư với số phiếu tập trung cao.

Tại Thái Bình đã có hàng chục Đảng bộ thực hiện bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại Đại hội. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân vì góp phần quan trọng trong việc mở rộng dân chủ trong Đảng, phát huy trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên.

Đảng bộ xã Quỳnh Giao là 1 trong 7 Đảng bộ của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) thực hiện bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại Đại hội.

Tại đây, quy trình nhân sự bầu trực tiếp bí thư đã được các Đảng viên nắm rõ và tham gia ngay từ đầu. Đại hội đã lựa chọn được Bí thư cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, tiếp tục nắm vững thời cơ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung trí tuệ, khai thác và huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân dân.

Nói về quy trình bầy nhân sự này, ông Nguyễn Quang Phiệt - đảng viên chi bộ thôn An Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ cho biết, “Chúng tôi chọn các đồng chí đủ năng lực lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới. Ngoài trách nhiệm của 1 đại biểu về dự chúng tôi cũng có trách nhiệm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tuyên truyền”.

Còn ông Nguyễn Quang Bình – Bí thư chi bộ thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ khẳng định: “Việc bầu trực tiếp đã thể hiện sự dân chủ, trách nhiệm của mỗi đại biểu về dự bầu ra bí thư của Đảng bộ trong nhiệm kỳ này…Chúng tôi sẽ có trách nhiệm trong lá phiếu của mình, bầu ra bí thư”.

"Chúng tôi xác định rằng để thực hiện nhiệm vụ này ngoài phát huy dân chủ trong tổ chức Đảng còn phát huy được trách nhiệm của các đồng chí về dự đại hội trong việc bầu ra người đứng đầu tổ chức cơ sở Đảng của mình để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới”. - Ông Phạm Trọng Ủy - Bí thư Đảng ủy xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải nói.

Tại Hải Dương, đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thái Tân (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) cũng vừa tiến hành bầu một lần đủ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã theo đúng cơ cấu. Sau đó, Đại hội thảo luận và tiến hành lấy phiếu giới thiệu nhân sự Bí thư Đảng ủy xã.

Đại hội chia tổ thảo luận, thực hiện ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư Đảng ủy xã. Ban Chấp hành Đảng bộ xã lấy phiếu giới thiệu nhân sự Bí thư Đảng ủy; nghe báo cáo tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư Đảng ủy xã tại các tổ, sau đó đưa ra Đại hội bầu.

Hình thức này được rất nhiều đảng viên, nhân dân tại Hải Dương ủng hộ. Ông Hà Văn Thắng, một đảng viên tại huyện Nam Sách cho biết, rất mừng vì Đảng ta đã từng bước thay đổi, ngày càng dân chủ, khách quan hơn.

Tại Hà Tĩnh, Đảng bộ xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa tổ chức thành công Đại hội điểm của tỉnh. Ông Nguyễn Quang Hà - Chi bộ thôn Đông Thanh cho biết, việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội là cách làm rất mới, khách quan. Từng đảng viên đều được tham gia bầu, không qua Ban Chấp hành như cũ. Qua đó, từng đảng viên được đóng góp ý kiến và nhận thức của mình để bầu Bí thư. Khi đó cũng đòi hỏi vai trò trách nhiệm của Bí thư phải cao hơn, có năng lực đầy đủ, tinh nhuệ hơn.

Có thể nhận thấy, một trong những ưu điểm nổi trội của cách làm này là phát huy được vai trò trực tiếp của đảng viên tham dự đại hội. Để việc bầu trực tiếp ở Đại hội thành công, công tác nhân sự phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, mới đảm bảo nhân sự là người thực sự tiêu biểu cho trí tuệ tập thể, trung tâm đoàn kết.

Trong quá trình chuẩn bị, nhân sự phải có sự tín nhiệm qua các bước ở dưới cũng như sự tin tưởng của cấp trên. Chính vì thế, Chỉ thị 35 mới chủ trương thực hiện bầu trực tiếp Bí thư ở những nơi có điều kiện bầu trực tiếp. Có thể hiểu đó là những nơi việc lựa chọn người đứng đầu phải được thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch, công phu. Nhân sự được lựa chọn phải là người được thực tiễn thừa nhận, khẳng định.

Nhận xét về việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội, PGS.TS Đào Duy Quát – nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, "đây là chủ trương rất đúng. Cơ chế này có thể loại được những tiêu cực trong quá trình bầu cử. Đồng chí được đại hội trực tiếp bầu thì uy tín rất cao và trách nhiệm cũng rất lớn".

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương khẳng định, nếu coi cách làm trước đây là dân chủ đại diện, thì việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội chính là dân chủ trực tiếp, phát huy được vai trò trực tiếp của đảng viên. “Đại hội trực tiếp bầu Bí thư, có nghĩa là từng đảng viên bỏ phiếu bầu, như thế chính là thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp mà dân chủ trực tiếp bao giờ cũng dân chủ hơn dân chủ đại diện”, ông Hà lý giải.

Tương tự, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ cách làm mới này: “Cách làm này hay hơn rất nhiều so với việc Đại hội chỉ bầu được Ban Chấp hành, rồi Ban Chấp hành mới bầu Thường vụ, Thường vụ bầu Bí thư, phải qua nhiều tầng nấc. Bí thư là người đứng đầu cấp ủy đó thì phải do chính đảng viên cấp ủy đó trực tiếp lựa chọn, bầu ra như vậy mới là dân chủ. Tôi cho đó là một dấu hiệu rất tốt về sự dân chủ trong Đảng”.

Đến thời điểm này, có thể khẳng định việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội là bước tiến về dân chủ trong Đảng, cần tiếp tục được nhân rộng. Cùng với phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm của toàn Đảng bộ trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng cấp ủy, chủ trương này còn góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 12: Thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO