[TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 2: Chấn chỉnh việc kê khai tài sản đối phó, hình thức

Diendandoanhnghiep.vn Làm tốt vấn đề kê khai tài sản, minh bạch tài sản mỗi cán bộ, mỗi đại biểu cũng là một việc làm cần thiết khi Đại hội Đảng lần thứ XIII đang đến gần.

Việt Nam đã thực hiện biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, qua quá trình tổng kết, đánh giá, việc kê khai của người có chức vụ, quyền hạn còn mang nặng tính hình thức, việc phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của người kê khai còn hạn chế. 

 

Hình minh hoạ: Internet.

Hình minh hoạ: Internet.

Cần nhìn nhận khách quan là thu nhập khác tiền lương. Với cán bộ, công chức, nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền lương. Nhưng họ cũng có thể có những nguồn thu nhập khác như tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, đảm nhận thêm các nhiệm vụ khác có bồi dưỡng từ ngân sách. Họ cũng có thể làm thêm ở bên ngoài mà luật pháp cho phép.

Hiện nay, mức lương chỉ đủ sống hoặc chỉ ở mức trung lưu mà thôi. Thu nhập khác là cái gì thì người kê khai phải có bổn phận chứng minh, giải trình với công luận và cơ quan có thẩm quyền. Nếu nó hợp pháp, minh bạch thì dư luận mới tin.

Thực tế này là có thật và xảy ra rất nhiều trong thời gian qua. Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần này cũng nhằm mục đích là xử lý cho được việc lẩn tránh kê khai tài sản, hoặc quan chức kê khai với cơ quan rất nghèo.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo đó, rất nhiều quy định mới nhằm góp phần vào công tác PCTN.

 Luật PCTN 2018 đã có nhiều quy định mới và dự thảo nghị định lần này được xây dựng nhằm cụ thể hóa các quy định của luật. 

Trong dự thảo, TTCP đưa ra 10 đầu mục về tài sản, thu nhập phải kê khai. Điển hình là quyền sử dụng đất; quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà ở, công trình xây dựng; tài sản gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; tài sản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa hai lần kê khai.

Ngoài ra, mỗi loại tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên cũng phải kê khai gồm: tiền, cổ phiếu, trái phiếu, ô tô, xe máy, đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, vàng, bạc, kim cương… TTCP nêu rõ 13 ngạch công chức phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm (điều tra viên, kiểm sát viên, kiểm tra viên của Đảng, thẩm phán…).

Dự thảo cũng đưa ra gần 90 vị trí là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên có phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên phải kê khai tài sản hằng năm..v..v.

Thực tế, thời gian qua dư luận xã hội rất phản ứng chuyện nhiều lãnh đạo có quá nhiều tài sản không minh bạch. Nhiều vụ án khi xảy ra thì các đối tượng vi phạm pháp luật lại không có tài sản để thực hiện trách nhiệm dân sự. Những tài sản đó pháp luật không thu hồi được và Nhà nước cũng bị mất mát.

Đáng nói rằng, nếu như ở các nước, chuyện kê khai tài sản là rất bình thường và họ thực hiện minh bạch. Chẳng hạn, khi ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử tổng thống hay khi được bổ nhiệm giữ một chức vụ nào đó thì các ứng cử viên bao giờ cũng phải công khai tài sản, thu nhập. Từ đó, xã hội có đầy đủ thông tin để kiểm soát bản kê khai cũng như tài sản.

Còn ở nước ta, bản kê khai tài sản của những người kê khai chỉ được công bố trong giới hạn cho phép ở một đơn vị, cơ quan và được cất giữ ở cơ quan có thẩm quyền. Một con số khá khiếm tốn khi Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết năm 2019, số người đã kê khai tài sản, thu nhập là hơn 1,08 triệu người. Qua xác minh đã phát hiện 10 trường hợp vi phạm, tăng 4 trường hợp so với năm 2018. 

Vấn đề đặt ra là làm sao phải công khai, minh bạch hơn nữa trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức, đặc biệt là những người giữ các chức vụ ở những lĩnh vực nhạy cảm có thể phát sinh tiêu cực, lạm dụng quyền lực, phát sinh tham nhũng.

Bởi vì, để không bị “soi”, nhiều người tẩu tán tài sản bằng cách đứng tên hàng xóm, bạn bè, những người thân thiết. Tức là, kê khai tài sản nhưng phải làm sao để các đối tượng không chuyển dịch tài sản do tham nhũng mà có cho con cháu, người thân, không chuyển dịch ra nước ngoài. Muốn vậy, kê khai tài sản phải công khai minh bạch và như đã nói, phải có cơ chế phòng ngừa chuyển dịch tài sản. 

Còn nhớ, phát biểu tại buổi lễ ra mắt ứng cử viên đại biểu Quốc hội năm 1946 tổ chức tại Việt Nam học xá, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Làm việc nước bây giờ là hi sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”.

Điều này cũng có nghĩa, không có đại biểu tốt thì không có đại hội tốt mà muốn có đại biểu tốt thì phải từ cấp cơ sở. Theo đó, làm tốt vấn đề kê khai tài sản, minh bạch tài sản mỗi cán bộ, mỗi đại biểu cũng là một việc làm cần thiết  khi Đại hội Đảng lần thứ XIII đang đến gần.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XIII] Bài 2: Chấn chỉnh việc kê khai tài sản đối phó, hình thức tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711642500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711642500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10