Tiếp cận gói cấp bù lãi suất ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp sẽ sớm được tiếp cận gói cấp bù lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

>> Linh hoạt triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Gói cấp bù lãi suất nằm trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022-2023.

Gói cấp bù lãi suất từ ngân sách sẽ giúp giảm lãi suất cho vay.p/Ảnh: Q.Vinh.

Gói cấp bù lãi suất từ ngân sách sẽ giúp giảm lãi suất cho vay. Ảnh: Q.Vinh.

Hỗ trợ hậu Thông tư 14/2021/NHNN

Để chuẩn bị cho gói cấp bù lãi suất, NHNN đã phối hợp với các bộ soạn thảo các văn bản và đề xuất các quy định, từ mức lãi suất hỗ trợ, thời gian hiệu lực, các trường hợp thuộc đối tượng nhưng không được vay hỗ trợ lãi suất; nguồn vốn tạm ứng và cơ quan theo dõi việc hỗ trợ và tạm cấp bù lãi suất

 Việc ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 31/2022 sẽ được ngay trong tháng 5 để các doanh nghiệp được tiếp cận gói này; đặc biệt có sự nối liền, kế tục để tiếp tục hỗ trợ lãi suất ngay sau khi kết thúc thời hạn cơ cấu lại nợ vào 30/6/2022, là vô cùng cần thiết.

Nói cách khác, thời điểm gói cấp bù lãi suất ra thị trường có thể là sự tái tục, nâng đỡ cho doanh nghiệp một phần áp lực chi phí vay trong bối cảnh mặt bằng lãi suất điều chỉnh tăng, và ngay khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN kết thúc.

“Vừa chạy vừa xếp hàng”

Trong quá khứ, Việt Nam có nhiều gói hỗ trợ lãi suất đã được triển khai. Tuy nhiên, gói này có sự đặc biệt, ở thời điểm xuất hiện cũng như quy mô.

Thứ nhất, thời điểm đặc biệt như nêu trên, là sự nâng đỡ, tái tục một phần Thông tư 14. Tuy nhiên, Thông tư 14/2021/NHNN hỗ trợ lãi suất, tái cơ cấu nợ, khoanh nợ, giãn nợ cho rất nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Còn gói hỗ trợ lãi suất 2% có nhóm đối tượng rất cụ thể, thậm chí là hạn hẹp đối tượng. Do đó, sự chắt lọc từng đồng vốn cấp bù để đi đến từng đối tượng cần một hướng dẫn về quy trình, quy phạm, tránh triển khai dàn trải, sai lệch đối tượng. Bên cạnh đó, cần sự hạch toán, quyết toán thông suốt.

Thứ hai, nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế đang tăng cao trong bối cảnh dòng vốn từ thị trường vốn đang bị co hẹp. Bên cạnh đó, nợ xấu theo cảnh báo của NHNN cũng đang tăng. Vì vậy, chọn đối tượng để có hiệu ứng lan tỏa giá trị vốn hỗ trợ nên được xem là điều kiện tiên quyết, vì trừ các dự án đầu tư công được xem xét trên hệ số ICOR, các tiêu chí cho ngành/ doanh nghiệp về vai trò, hiệu ứng này vẫn ở mức định tính.

Cuối cùng, dù hạn chế đối tượng ưu tiên, song các doanh nghiệp đang kỳ vọng sẽ được tiếp cận sớm; ngân hàng vừa làm vừa điều chỉnh, vừa chạy vừa phối hợp doanh nghiệp xếp hàng để đạt được vận tốc tối ưu.

Theo Thông tư hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định s 31/2022/NĐ-CP  ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đi với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, một số nội dung đáng chú ý được NHNN quy định: 

Về phương thức hỗ trợ lãi suấtĐến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo một trong các phương thức: 1. Giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất; 2. Thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi. Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của ngân hàng thương mại thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.

Về xác định, thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước cho cả 02 năm 2022, 2023 và chi tiết từng năm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 02 năm 2022 và 2023 nhỏ hơn hoặc bằng 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại theo đăng ký; Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 02 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại như sau:

a) Hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 bằng tích số giữa 40.000 tỷ đồng và tỷ trọng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, nhưng không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng thương mại, cụ thể được xác định theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Căn cứ kết quả xác định hạn mức trong 02 năm 2022 và 2023 nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 đối với từng ngân hàng thương mại bằng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022. Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022 lớn hơn hoặc bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 thì hạn mức hỗ trợ lãi suất năm 2022 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023.

Hạn mức xác định trong năm 2023 bằng hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 trừ hạn mức xác định trong năm 2022.

Ngoài ra, liên quan đến quản lý hạn mức hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại, NHNN quy định tổng số tiền ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất và đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất trong từng năm không vượt quá hạn mức hỗ trợ lãi suất được thông báo trong năm đó: Ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng theo thứ tự ưu tiên thời điểm thu lãi đến trước trong phạm vi hạn mức hỗ trợ lãi suất được thông báo. Trường hợp trong quá trình hỗ trợ lãi suất, hạn mức hỗ trợ lãi suất còn lại không đủ để thực hiện hỗ trợ cho các nghĩa vụ trả nợ lãi tại cùng một thời điểm trả nợ, ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo thứ tự khách hàng đã ký thỏa thuận cho vay được hỗ trợ lãi suất trước và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng căn cứ kết quả hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng, từng ngân hàng thương mại thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của ngân hàng thương mại và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thời điểm dừng hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Trường hợp được thông báo bổ sung hạn mức hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này, ngân hàng thương mại thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của ngân hàng thương mại và tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho khách hàng kể từ ngày có thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiếp cận gói cấp bù lãi suất ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152560 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152560 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10