Tiếp cận thị trường "giàu có" Trung Đông bằng chất lượng 

NGUYỄN VIỆT 14/07/2024 03:00

Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để tiếp cận thị trường các nước Hồi giáo, nhất là đối với ngành chế biến thực phẩm.

>>Chè Lai Châu sẵn sàng “tấn công” thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

Bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á, châu Phi, Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) về nhu cầu của thị trường Trung Đông.

Người tiêu dùng ở các nước Hồi giáo chi rất mạnh tay, vì có mức thu nhập rất cao.

Người tiêu dùng ở các nước Hồi giáo chi rất "mạnh tay", vì có mức thu nhập rất cao.

Thông tin tổng quan về thị trường khu vực Trung Đông, bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á, châu Phi, Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, với dân số vào khoảng 2,4 tỷ, người Hồi giáo hiện chiếm 1/4 dân số thế giới và tốc độ gia tăng vào khoảng 1,5%/năm.

Đặc biệt, người Hồi giáo tại thị trường Trung Đông có mức thu nhập rất cao nên được đánh giá là thị trường cao cấp và rộng mở. Tương ứng với điều này, tiêu chuẩn cho sản phẩm nhập khẩu vào thị trường khu vực Trung Đông sẽ rất khắt khe, nhất là đối với các sản phẩm Halal.

Đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi thông tin, năm 2022 kim ngạch thương mại của các nước Hồi giáo vào khoảng 2.300 tỷ USD với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và thời trang.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để tiếp cận thị trường các nước Hồi giáo, khi ngành công nghiệp tại đây không thực sự phát triển bằng Việt Nam, nhất là đối với ngành chế biến thực phẩm.

“Người tiêu dùng ở các nước Hồi giáo chi rất mạnh tay, vì có mức thu nhập rất cao như ở Qatar là 62.000 USD/năm, UAE hơn 40.000 USD/năm. Nhưng theo thống kê, số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm Halal vào các nước Hồi giáo còn rất ít trong khi thị trường này thực sự tiềm năng”, bà Nguyễn Minh Phương nói.

>>Chè Lai Châu tiến vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

>>Gỡ rào cản thanh toán trong đầu tư vào thị trường Trung Đông - Châu Phi

Để tiếp cận và từng bước xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường các quốc gia Trung Đông, bà Phương khuyến nghị doanh nghiệp phải xác định được sản phẩm tiềm năng và thị trường mục tiêu, ngoài sản phẩm truyền thống cũng cần đầu tư cho các sản phẩm Halal.

“Khi tiếp cận thị trường Hồi giáo tại Trung Đông, các doanh nghiệp chỉ nên làm chứng nhận và xuất khẩu 1 sản phẩm Halal để giảm chi phí cấp chứng nhận, vì chứng nhận này chỉ có thời hạn 1 năm. Khi doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công một sản phẩm và quen với các quy trình thương mại, sau đó mới tiếp tục mở rộng thêm các dòng sản phẩm Halal khác để giảm thiểu rủi ro”, bà Nguyễn Minh Phương chia sẻ.

Ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia lưu ý, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, quy định sở tại về quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP, chủ động gửi mẫu sản phẩm quảng bá, trưng bày tại thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam.

“Xu thế hiện nay Saudi Arabia đang hướng tới cuộc sống xanh, lành mạnh và phát triển môi trường bền vững. Những sản phẩm organic, thân thiện với môi trường được đánh giá cao và đang có nhu cầu trong thời gian tới”, ông Trần Trọng Kim nói.

Do đó, ông Trần Trọng Kim đề nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất theo hướng này để gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình bên cạnh việc bán hàng, đóng bao bì, in nhãn mác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu…

Có thể bạn quan tâm

  • Chè Lai Châu sẵn sàng “tấn công” thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

    16:12, 15/06/2022

  • Thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á cơ hội mới cho chè Lai Châu

    13:53, 15/06/2022

  • Chè Lai Châu tiến vào thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

    10:42, 11/06/2022

  • Gỡ rào cản thanh toán trong đầu tư vào thị trường Trung Đông - Châu Phi

    19:57, 09/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiếp cận thị trường "giàu có" Trung Đông bằng chất lượng 
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO