Tìm giải pháp đối phó với rác thải công nghệ

Huyền Trang 24/06/2018 15:46

Việc Trung Quốc ngưng nhập khẩu các sản phẩm nhựa vào cuối năm ngoài đã đẩy cuộc khủng hoảng về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa lan rộng ra toàn cầu.

Tại Việt Nam, sự việc này càng khiến câu chuyện hàng tồn đọng tại cảng vốn dai dẳng nhiều năm qua trở nên nóng. Vậy làm thế nào để Việt Nam không trở thành bãi rác công nghệ của thế giới?

Có thể bạn quan tâm

  • Bất lực với 28.000 container rác thải công nghệ

    05:18, 23/06/2018

  • Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xử lý rác thải thành điện

    05:00, 08/05/2018

  • Thẩm định năng lực doanh nghiệp thu gom rác thải

    06:06, 04/05/2018

Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay, số lượng hàng hóa chậm luân chuyển, tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam là 27.944 container. Trong đó khu vực cảng biển Hải Phòng có 6.753 container; khu vực cảng biển TP HCM có 14.658 container; khu vực cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu có 6.533 container.

Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện. Ảnh: Anh Quân.

Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện. Ảnh: Anh Quân.

Chưa hết, ngày 11/6/2018, ông Nguyễn Năng Toản, Giám đốc Trung tâm Logistics, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết cảng Cát Lái đang có gần 8.000 container giấy, nhựa phế liệu. Trong số này, khoảng một phần ba là hàng tồn trên 90 ngày, tức đã quá thời hạn làm thủ tục hải quan nhưng không ai đến nhận hàng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cảng này quá tải, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Đáng lo hơn, tình trạng này có nguy cơ gia tăng. Theo một báo cáo gửi cơ quan chức năng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, các khách hàng, hãng tàu thông báo hiện có 5.000 container giấy, nhựa phế liệu đã lên tàu và đang hướng về các cảng Việt Nam.

Tất cả những diễn biến trên đã buộc đơn vị kinh doanh cảng có động thái để giải quyết tình hình. Theo đó, Tân Cảng Sài Gòn ra thông báo với các hãng tàu về việc từ ngày 1-6 đến 30-9-2018, Tân Cảng Cát Lái và Tân Cảng Hiệp Phước ngưng tiếp nhận các container phế liệu nhựa. Còn với giấy phế liệu, hàng chỉ được phép dỡ từ tàu xuống bãi nếu khách hàng xuất trình giấy phép nhập khẩu do cơ quan chức năng cấp, có cam kết thời gian nhận hàng cụ thể. Bên cạnh đó, Tân Cảng Sài Gòn cũng đề xuất cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành một số hướng giải quyết để giải phóng nhanh những lô hàng đủ điều kiện nhập khẩu, qua đó giải phóng cảng.

Thực trạng này đặt ra một vấn đề đòi hỏi Việt Nam cần sớm có giải pháp cho tình trạng này nếu không muốn biến thành “bãi rác” của thế giới.

Về vấn đề giải pháp, trả lời báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM, khẳng định các đơn vị hải quan đã kiên quyết nói không với hành vi nhập khẩu rác từ cửa khẩu nhằm tránh nguy cơ Việt Nam bị biến thành bãi đáp rác thải công nghiệp của thế giới.

 “Với những mặt hàng phế liệu tồn đọng ở các cảng do chủ lô hàng không có giấy phép được nhập khẩu phế liệu hoặc giấy phép quá hạn thì hải quan kiên quyết không cho làm thủ tục nhập. Tuy vậy, cái khó khăn lớn nhất cho ngành hải quan là lượng hàng tồn lẫn lộn nhiều loại. Thế nên hải quan phải phối hợp với các cơ quan cấp phép, quản lý môi trường để cùng giải quyết”, ông Thắng nhấn mạnh.

Cũng bàn về vấn đề này, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Cao su-Nhựa TP HCM, cho rằng cần siết chặt nhập khẩu phế liệu, rác thải. Bởi phế liệu nhập về ngoài những thứ gọi là rác còn có cả xác động vật, vỏ đạn.

“Cần có chế tài để xử phạt những doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhưng không đến cảng nhận hàng”, ông Anh nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tìm giải pháp đối phó với rác thải công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO