Tìm lại “vị thế” cho doanh nghiệp logistics

Diendandoanhnghiep.vn Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh để sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

>>Chi phí logistics “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" do Báo Công Thương và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức, ngày 28/4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, đến nay Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới với những cam kết ở mức độ rất cao của các bên tham gia trong tất cả các lĩnh vực, kể cả truyền thống, phi truyền thống, phạm vi không chỉ dừng ở các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mà cả trong lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...

Số lượng nhiều nhưng quy mô nhỏ

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

“Để đạt được kết quả tích cực nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics. Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, dù gặp nhiều khó khăn song các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã thích nghi và cơ bản vẫn duy trì được chuỗi cung ứng.

Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics cùng các doanh nghiệp đã góp phần gánh vác, chia sẻ cùng các hiệp hội ngành hàng khác tìm ra các giải pháp để tối ưu hóa hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

>>Cắt giảm chi phí logistics "tiếp sức" doanh nghiệp ngành gỗ

ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Kiến nghị với Nhà nước những vấn đề mang tính chiến lược, góp phần duy trì và ổn định chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh rất cam go do dịch bệnh gây ra. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nỗ lực hiện đại hóa công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa dịch vụ để vượt qua khó khăn.

Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, năm 2021 Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu.

Mặc dù đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ, nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng của ngành.

“Miếng bánh ngon” vẫn trong tay doanh nghiệp ngoại

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc, Công ty CP Vinafco.

Bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc, Công ty CP Vinafco.

“Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 (tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021) ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng… 

“Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến hoạt động logistics phải có sự chuẩn bị, phương án dự phòng về phương tiện và nhân lực. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể chịu thêm chi phí phát sinh lớn”, ông Lộc nói.

Trong mảng 3PL, hầu hết các doanh nghiệp logistics hàng đầu đã có mặt tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu so với các doanh nghiệp nội địa.

bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam.

Bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam.

Theo bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc, Công ty CP Vinafco, thị trường logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Đơn cử, về quy mô, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, hiện 90% doanh nghiệp đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng. Về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau.

“Hiện nay số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL,4PL) tại Việt Nam còn hạn chế. Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL mới chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp trong ngành logistics. Tuy nhiên, miếng bánh này lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp nước ngoài”, bà Hương chia sẻ.

Với mục tiêu tiên phong ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong logistics thương mại điện tử để tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng và nhà bán hàng, bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam cho rằng, kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững là năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất.

Thời gian qua, đại diện Lazada Logistics Việt Nam cho hay, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm trở lại đây, tạo đà bứt phá cho ngành giao vận logistics.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong quy trình vận hành, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường”, bà Ngô Thị Trúc Anh nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm lại “vị thế” cho doanh nghiệp logistics tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713274650 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713274650 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10