Tìm lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, số lao động qua đào tạo bằng các hình thức khác nhau là trên 70% nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ hiện nay là 26,4%, thấp so với các nước phát triển.

>>Kết nối nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, tại phiên chất vấn sáng 6/6, đại biểu Nguyễn Thị Hà, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh nêu vấn đề: Bao giờ chất lượng nguồn nhân lực mới mới tiệm cận được với các nước trong khu vực?

Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 theo Quyết định 176 của Thủ tướng Chính phủ, thị trường lao động Việt Nam bước đầu đã có cải thiện, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực đất nước vẫn ở vị trí thấp với nhiều nước trong khu vực.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

“Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt khoảng 26%. Vậy, Bộ trưởng đánh giá như nào về quá trình triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên? Đến bao giờ chất lượng nguồn nhân lực đất nước mới tiệm cận được với các nước trong khu vực?”- bà Hà nêu vấn đề.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tình trạng thiếu việc làm bình quân tỷ lệ thất nghiệp quý I/2023 là 2,25 %. Nguyên nhân của tình trạng này do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi về lực lượng lao động và thực hiện giải quyết chính sách cho lao động. Về thị trường lao động, quy mô lao động độ tuổi từ 15 trở lên khoảng 55 triệu người. Đến quý I/2023, số người tham gia thị trường lao động từ 15 tuổi trở lên 51,4 triệu người.

 Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn sáng 6/6.

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn sáng 6/6.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thị trường lao động Việt Nam còn non trẻ, nhưng thời gian qua đã có bước hình thành và phát triển tương đối nhanh chóng cả về cơ cấu, quy mô, và sự phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, lao động kỹ năng còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng các hình thức khác nhau là trên 70% nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ hiện nay là 26,4%. Theo Bộ trưởng, đây là tỷ lệ không quá thấp nhưng thấp so với các nước phát triển.

Ngoài ra, cơ cấu lực lượng lao động của nước ta cũng không cân đối, đặc biệt lao động trình độ cao đẳng, trung cấp và có kỹ năng còn thấp, cần điều chỉnh.

“Trong thực tiễn, nhà đầu tư khi đến Việt Nam thường tập trung đặt vấn đề về nhân lực chất lượng cao có đáp ứng được hay không, nhất là ngành nghề cần tay nghề cao”, Bộ trưởng nêu rõ.

Về giải pháp, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian qua sau khi có Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững, tiến tới đưa thị trường lao động Việt Nam có thể hội nhập xu thế chung. Bộ trưởng nêu rõ, trong Nghị quyết này đã nêu 9 nhóm giải pháp căn bản từ việc tuyên truyền, nhận thức, xây dựng chính sách đến việc triển khai tổ chức thực hiện…

Trả lời chất vấn của đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) về đánh giá chất lượng đào tạo nghề khi tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 70% song số có chứng chỉ nghề chỉ trên 26%, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, trên thực tiễn, việc đào tạo có chứng chỉ mới là một nội dung, quan trọng nhất là nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tinh thông nghề nghiệp và hiệu quả công việc của người lao động.

Bộ trưởng nêu rõ, trong thực tiễn có nhiều thợ lành nghề không có bằng cấp nhưng nếu thi tay nghề chắc chắn đạt kết quả cao. Do đó, Bộ trưởng bày tỏ tán thành với quan điểm của đại biểu Tô Văn Tám và cho rằng cần có một cách nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về vấn đề này.

Đặt vấn đề có trường hợp thợ lành nghề có chuyên môn nhưng lại không được công nhận bằng chứng chỉ, Bộ trưởng cho biết sẽ giao việc này cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề xuất phương án giải quyết, trên quan điểm cần có công cụ, tiêu chí đánh giá để xác định về chất lượng lao động cũng như tiêu chuẩn công nhận chứng chỉ, bằng cấp trong gian tới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713517223 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713517223 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10