Tin nhắn rác và phần mềm độc hại sắp hết “đất sống”

Diendandoanhnghiep.vn Sự ra đời của Nghị định 15/2020/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ là “bàn tay sắt” truy quét vấn nạn tin nhắn rác, mã độc, góp phần làm sạch môi trường thông tin.

Nghị định 15/2020/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4, tăng mức phạt tiền nhằm bảo đảm sức răn đe, tạo sự nghiêm minh.

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Internet

Tăng chế tài xử phạt

Theo đó, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với Nghị định 174/2013/NĐ-CP trước đây.

Cụ thể: Điều 101 người nào chia sẻ thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội, Facebook sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, hành vi chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; chia sẻ thông tin đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền Quốc gia, cũng chịu cùng mức phạt trên.

Đối với người tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, Điều 94 của Nghị định này quy định mức phạt 60-80 triệu đồng với tổ chức có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại; khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích. 

Mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng được áp dụng với người thu thập, sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý hoặc nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật.

Cùng với đó, người tiết lộ thông tin riêng liên quan người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt 30-50 triệu đồng. Hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông; che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn bị phạt 50-70 triệu đồng.

Rất cần thiết

Thực tế, không gian mạng nói chung giờ đây đã bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ chính trị (hợp tác với các nước, khai thác dầu khí, bí mật quân sự,…), kinh tế (an ninh tài chính, tiền tệ, hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán), cho đến văn hóa, xã hội… 

Có thể thấy, không gian mạng đã xâm nhập sâu vào hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, thế giới mạng không còn là thế giới ảo nữa, những con người ảo, tài sản ảo trên thế giới đó đã thành một phần của thế giới thật. Không gian ảo nhưng hậu quả thật.

Nhưng, hệ thống quản lý - thông tin của các cơ quan Nhà nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật, không được khắc phục; thậm chí nhận thức của cán bộ, nhân viên về vấn đề này còn rất mơ hồ, thậm chí lơ là, coi thường cảnh báo của cơ quan an ninh.

Xét riêng ở 2 vấn đề nổi cộm hiện nay là tin nhắn rác và phần mềm mã độc thì có nhiều điều để nói khi nó “khuấy động”, ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, bên cạnh những mặt tích cực của dịch vụ tin nhắn, tin nhắn rác cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, các tin nhắn không chỉ phát tán vào nhiều giờ khác nhau, nhất là vào thời điểm nghỉ ngơi của mọi người, gây bức xúc cho người sử dụng. Mà còn trở thành dịch vụ lừa đảo, ăn cắp tiền cước của khách hàng; tin nhắn có nội dung đồi trụy, tin nhắn vì động cơ cá nhân, đặc biệt tiềm ẩn nguy cơ tin nhắn rác có nội dung phản động… 

Còn mã độc, theo số liệu tổng kết an ninh mạng năm 2019 và dự báo 2020 của BKAV thì, tỷ lệ máy tính bị nhiễm mã độc trong năm 2019 tại Việt Nam vẫn ở mức rất cao 57,70%. 80% máy tính bị nhiễm virus do cài đặt phần mềm từ trên mạng.

 Năm 2019, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (902 triệu USD), vượt xa con số 14.900 tỷ đồng của năm 2018. Tuy không có sự cố nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, nhưng sự gia tăng các máy tính bị nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu và mã độc tấn công có chủ đích APT là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại khổng lồ này. Tổng số lượt máy tính bị nhiễm mã độc được ghi nhận trong năm 2019 lên tới 85,2 triệu lượt, tăng 3,5% so với năm 2018…v..v.

Rất nhiều thiệt hại, nguy cơ, thách thức lớn từ những lổ hổng, về lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thời gian qua. Và nó được nhiều chuyên gia ví von rằng “hệ thống mạng của chúng ta hiện nay như ngôi nhà mở toang mà không có cánh cửa”.

Vì thế, nó phần nào trả lời cho câu hỏi: Vì sao các Đại biểu Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải xây dựng một đạo luật riêng về An ninh mạng chứ không phải điều chỉnh bổ sung Luật An toàn thông tin mạng hay Luật An ninh Quốc gia đã có sẵn trước đó?

Chính vì vậy, với sự ra đời của Nghị định 15/2020/NĐ-CP với những chế tài mạnh hơn, chặt chẽ hơn, kết hợp với những Bộ luật đã có, nó được kỳ vọng sẽ là “bàn tay sắt” truy quét vấn nạn tin nhắn rác, mã độc, góp phần làm sạch môi trường thông tin.

Đây là những tín hiệu rất đáng mừng, từng bước cải thiện về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tin nhắn rác và phần mềm độc hại sắp hết “đất sống” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194879 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194879 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10