Chúng ta đang ở ngã ba đường thời cơ để chọn hướng đột phá cho tương lai dài hạn của nền kinh tế trên khả năng kiểm soát dịch bệnh và tiềm năng phục hồi sớm so với nhiều quốc gia.
Bằng chứng là Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) vừa thông báo tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và triển vọng ổn định. Việc tổ chức xếp hạng này duy trì tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB phản ánh tiềm năng phục hồi của nền kinh tế trong nước sau khoảng thời gian giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020.
Trước đó, trong liên tục 9 năm từ 2010 tới 2019, S&P luôn xem xét tín nhiệm Việt Nam và không hề nâng bậc, luôn giữ ở mức BB-. Việc nâng bậc ở 2019 mà S&P dành cho Việt Nam đã cho thấy một kỳ vọng có cơ sở về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn mới từ năm trước. Và COVID-19 cũng có thể khiến mọi bên phải thay đổi các kỳ vọng.
Với Việt Nam, biên độ thay đổi các kỳ vọng đã không hề xảy ra. Sự kiểm soát dịch bệnh và đi cùng là vẫn giữ cho nền kinh tế không tuột vào đà dốc suy thoái, ngược lại, có nền tảng và triển vọng để phục hồi nhanh chóng, cân bằng khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát, đã giúp Việt Nam ghi điể với tín nhiệm giữ vững ổn định. Đánh giá của S&P cũng cho thấy đòn bẩy từ khu vực xuất khẩu và tổng cầu nội địa mà Việt Nam đang giữ được cả “hai chân”, sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính giúp dự báo tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hẳn mức bình quân của các quốc gia đồng hạng tín nhiệm.
Một lưu ý là tính riêng từ đầu tháng 4 đến nay S&P đã điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 32 quốc gia trên thế giới, trong đó 10 quốc gia bị hạ bậc và 22 quốc gia bị hạ triển vọng. Do đó, việc đánh giá tín nhiệm ổn định là một điểm son vượt trội hơn. Nói thẳng ra chưa thể ngay lập tức nghĩ đến giấc mơ siêu cường, nhưng triển vọng tín nhiệm ổn định vào lúc này là một chỉ số để quốc gia có thể “thăng hạng” uy tín trên bản đồ thu hút đầu tư của thị trường toàn cầu với chi phí vốn rẻ hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn. Mặt khác, tín nhiệm xếp triển vọng ổn định cũng xác thực với thế giới rằng Việt Nam vùng trũng xứng đáng để xem xét trong luồng dịch chuyển tìm điểm đỗ mới, nối lại chuỗi cung ứng đứt gãy theo những địa thế mới phù hợp chiến lược của các quốc gia hậu COVID-19.
Ông Adam McCarty, trưởng bộ phận kinh tế của Công ty tư vấn và nghiên cứu Mekong Economics nhận định với DW: "Có lẽ đây là bước ngoặt để Việt Nam rời khỏi nhóm các quốc gia như Campuchia, Philippines để gia nhập các quốc gia phát triển cao hơn như Thái Lan và Hàn Quốc, dù GDP của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức tương đương với các quốc gia này”.
Chúng ta nhớ cha đẻ của thuyết tiến hóa Darwin từng nói rằng “loài sống sót không phải là lòai mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là loài thích nghi với sự thay đổi”. Chúng ta đã thích nghi, thích ứng tốt để vượt COVID-19. Từ năng lực này, chúng ta ta cần nắm bắt thời cơ để tiếp tục vượt lên.
Có thể bạn quan tâm
06:18, 01/06/2020
17:18, 30/05/2020
21:41, 26/05/2020
12:53, 20/05/2020