Tin NÓNG trong ngày 16 tháng 5

Vân Du 16/05/2018 17:00

Vụ Thủ Thiêm là vấn đề bức xúc của cử tri; Cuộc chinh phục mới của xuất khẩu dệt may; Cà phê đã đến thời không cần “câu chuyện”; Cải cách thể chế còn quá chậm... là tin NÓNG trong ngày 16/5.

1. Vụ Thủ Thiêm là vấn đề bức xúc của cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét dự thảo Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 5 (dự kiến diễn ra từ ngày 21/5 – 14/6).

Góp ý vào dự thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, một nội dung rất nóng được cử tri, dư luận quan tâm và đoàn ĐBQH TPHCM nói đến nhiều, nhưng lại không thấy trong dự thảo, đó là vấn đề ở Thủ Thiêm. “Đây là vấn đề bức xúc mà cử tri đã khiếu nại nhiều qua năm, cần phải được đề cập trong báo cáo trình Quốc hội” – ông Lưu nêu quan điểm.

=>> Xem chi tiết tại đây.

2. Bộ Tài chính “quyết” tăng kịch khung thuế môi trường với xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Theo đó, thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít... Số thu từ dòng thuế này sẽ vào khoảng trên 55.000 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 14.368 tỷ đồng/năm.

=>> Xem chi tiết tại đây.

3. Tập đoàn Thụy Điển sẽ tham gia cổ phần hóa Mobifone?

Đại diện Tập đoàn Viễn thông Comvik (Thụy Điển) cho biết, sẵn sàng tham gia hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, tham gia vào quá trình cổ phần hóa của Mobifone.

=>> Xem chi tiết tại đây.

4. Mất ổn định nền nông nghiệp: Không chỉ bán rễ tiêu!

Vì sao thương lái Trung Quốc thu mua những loại hàng hóa “đặc biệt” như: Móng trâu, lá điều, đỉa, bưởi non, rễ tiêu…? Chưa có lý do cụ thể nào được chỉ ra, mặc dù con đường đi của “đặc sản” Việt Nam có loại chưa vượt qua biên giới sau khi bán.

=>> Xem chi tiết tại đây.

5. Công trình khủng ngang nhiên "mọc" trong khuôn viên Đại học Vinh

Công trình khủng ngang nhiên

Những ngày đầu tháng 5/2018, người đi đường có thể dễ dàng nhìn thấy trong khuôn viên Đại học Vinh xuất hiện một công trình “khủng” đang được khẩn trương xây dựng. Bên trong là một khối nhà có diện tích hàng nghìn m2/sàn được nhà thầu huy động đông đảo nhân công xây dựng và chuẩn bị hoàn thiện tầng 5 với hàng chục phòng ốc khách nhau.

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết đây là công trình xây dựng nhà văn phòng và cải tạo nâng tầng nhà trung tâm đảm bảo chất lượng do trường Đại học Vinh làm chủ đầu tư.

=>> Xem chi tiếttại đây.

6. Tạm dừng phân lô, tách thửa đất tại Phú Quốc

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký Văn bản số 651 về việc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Tạm dừng phân lô, tách thửa đất tại Phú Quốc

Theo đó, để ngăn chặn tình trạng mua bán đất đai, xây dựng trái phép, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành liên quan và UBND huyện Phú Quốc tạm dừng cho phép các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc kể từ ngày 15/5, cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có hiệu lực và quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chính thức.

Trường hợp cấp bách, cần thiết phải báo cáo, xin ý kiến UBND tỉnh xem xét.

=>> Xem chi tiết tại đây.

7. Cuộc chinh phục mới của xuất khẩu dệt may

Khoảng 10 năm về trước, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng từ 12-15% mỗi năm, nhưng sau đó là một giai đoạn giảm tốc kéo dài. Đến năm 2017, chỉ dấu tích cực đã quay lại khi kim ngạch xuất khẩu tiến dần tới mức tăng trưởng 2 con số (9,8%). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đang chờ ngành hàng tỷ đô này ở phía trước.

=>> Xem chi tiết tại đây.

8. Cà phê đã đến thời không cần “câu chuyện”

p/Nestlé đã chi 7,2 tỷ USD để được phân phối các sản phẩm cà phê đóng gói của Starbucks.

Cuộc bắt tay mới đây giữa Nestlé và Starbucks đã gây xôn xao trong ngành cà phê thế giới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, nếu liên minh cà phê này không chịu “phổ cập hóa” để trở thành thức uống đại trà, thì khó cạnh tranh trên thị trường cà phê Việt. Theo thỏa thuận hợp tác mới được công bố, Nestlé và Starbucks bắt tay hợp tác tạo “liên minh toàn cầu” với nguyên tắc cơ bản: Nestlé sẽ tiếp thị, phân phối và bán các sản phẩm đóng gói của Starbucks trên toàn thế giới.

=>> Xem chi tiết tại đây.

9. "Cải cách thể chế còn quá chậm"

TS Phan Đức Hiếu, Viện phó CIEM cho răng quá trình cải cách ở Việt Nam hiện nay còn chậm, thậm chí là quá chậm.

Nhận định trên được Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020”.

Đánh giá về cải cách thể chế thời gian qua, ông Hiếu cho rằng rằng dù đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.

=>> Xem chi tiết tại đây.

10. Thái Bình: Bắt quả tang cơ sở sang chiết gas trái phép

Ngày 15/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Thái Bình đã bắt quả tang cơ sở sang chiết gas do Vũ Đình Thi (sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) làm chủ đang tiến hành hoạt động sang chiết gas trái phép.

=>> Xem chi tiếttại đây.

11. Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng kiến nghị giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Công văn Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng kiến nghị các cấp

Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng vừa có Công văn số: 02/HATA-2018 gửi tới UBND Thành phố Hải Phòng, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng kiến nghị một số giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua.

=>> Xem chi tiết tại đây.

12. "Nâng hạng" nhà đầu tư Mỹ bằng cách nào?

Thị trường đầu tư Việt Nam mới đây ghi nhận thoả thuận đầu tư trị giá hàng tỷ USD từ nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể dòng vốn đầu tư FDI từ Mỹ vào Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

Cụ thể, Liên doanh nhà đầu tư Energy Capital Vietnam (Mỹ) và UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và nhà máy điện khí tại vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Dự án dự kiến có tổng giá trị 4 tỷ USD tương đương 91.400 tỷ đồng với quy mô 3.200MW.

=>> Xem chi tiết tại đây.

13. Parkson đã hết thời?

Đóng cửa Parkson Keangnam đã khiến nhiều tiểu thương thua lỗ lớn.

Theo báo cáo tài chính quý I/2018 của Parkson Retail Asia, công ty này đã bước sang quý thứ 7 liên tiếp thua lỗ tại Việt Nam, cho dù đã lần lượt đóng cửa 4 trung tâm thương mại đình đám, gồm Parkson Keangnam vào tháng 1/2015, Parkson Paragon tháng 5/2016, Parkson Viet Tower tháng 12/2016 và mới đây là Parkson Flemington tháng 2/2018.

Với việc đóng cửa hàng loạt các trung tâm thương mại, doanh thu Parkson tiếp tục giảm sâu, xuống chỉ còn khoảng 111 tỷ đồng trong quý I/2018 và chịu lỗ khoảng 24 tỷ đồng.

Như vậy, sau 3 quý của niên độ tài chính 2017-2018, Parkson đạt doanh thu khoảng 350 tỷ đồng tại Việt Nam và chịu lỗ khoảng 50 tỷ đồng.

=>> Xem chi tiết tại đây.

14. Giá vàng “trượt dốc” không phanh vì đâu?

USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, cộng với thỏa thuận giải quyết bất đồng thương mại Mỹ- Trung,… đã khiến giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.

Trong đầu tuần này, sau khi mở cửa ở mức 1.318USD/oz, giá vàng đã tăng nhẹ lên mức 1.322USD/oz, nhưng sau đó đến phiên giao dịch ngày 15/5 lại sụt giảm khá mạnh xuyên thủng mức hỗ trợ tâm lý 1.300USD/oz xuống tới mức 1.288USD/oz. Như vậy, giá vàng quốc tế đã giảm hơn 2,5% chỉ trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, đây là mức biến động khá mạnh trong nhiều phiên giao dịch gần đây.

=>> Xem chi tiếttại đây.

15. Tránh sử dụng đòn bẩy quá cao

Nhà đầu tư (NĐT) không nên mạo hiểm sử dụng đòn bẩy quá cao để phòng ngừa rủi ro thị trường đảo chiều.

Sau khi VN-Index lên mốc 1.060 điểm đầu tuần trước (07/05), những tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua cơn bĩ cực. Thế nhưng, câu chuyện bất lợi xung quanh HomeDirect đã khiến mọi thứ thay đổi.

=>> Xem chi tiết tại đây.

16. Thảm sát đẫm máu ở dải Gaza

Người dân Palestine biểu tình phản đối Mỹ ở dải Gaza. (ảnh: AFP)

Bạo lực ở biên giới Israel diễn ra khi Mỹ mở Đại sứ quán mới tại Jerusalem, đây là vụ thảm sát đẫm máu nhất đối với người dân Palestine kể từ cuộc xung đột dải Gaza năm 2014.

=>> Xem chi tiết tại đây.

17. Tại sao Triều Tiên bất ngờ huỷ cuộc đàm phán cấp cao với Hàn Quốc?

Ngày 16/5, Triều Tiên tuyên bố không tham dự cuộc họp cấp cao với quan chức Hàn Quốc, đồng thời cảnh báo có thể hủy luôn cả hội nghị thượng đỉnh giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump Trump.

Hãng tin KCNAcho biết cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc kéo dài đến ngày 25/5 là sự khiêu khích mạnh mẽ đối với Triều Tiên và đe dọa tình hình an ninh quốc phòng của quốc gia này.

“Nếu chính quyền Mỹ và Hàn Quốc coi việc cải thiện quan hệ liên Triều và hội nghị thượng định Mỹ - Triều Tiên như một điều gì đó dễ dàng đạt được, thì họ đã nhầm”,KCNA khẳng định.

=>> Xem chi tiết tại đây.

18. Hệ lụy gì khi Mỹ rút khỏi JCPOA?

Ông Trump đã đi ngược con đường mà ông Barack Obama- người tiền nhiệm của ông, đã đi trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.

Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) được ký kết giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức với Iran vào năm 2015. Theo đó, Iran ngừng chương trình hạt nhân đến năm 2025, và phía Mỹ cùng các nước thành viên còn lại của Thỏa thuận chấm dứt những biện pháp trừng phạt Iran về kinh tế, tài chính và thương mại.

Việc Mỹ rút khỏi JCPOA không chỉ khiến Iran hứng chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ, mà cả các quốc gia đối tác của Iran cũng có nguy cơ bị vạ lây.

=>> Xem chi tiết tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tin NÓNG trong ngày 16 tháng 5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO