Tin NÓNG trong ngày 21 tháng 5

Bảo Lam 21/05/2018 17:00

Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; Nhiều “ông lớn” quên nộp báo cáo tài chính; Khủng hoảng thừa nông sản; Mòn mỏi 10 năm đòi nhà của cư dân Usilk City... là tin NÓNG trong ngày 21/5.

1. Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

Sáng nay (21/5), tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Theo kế hoạch, từ ngày 21/5 đến 15/6, kỳ họp này Quốc hội dành phần lớn thời gian chương trình cho công tác lập pháp, bên cạnh đó thực hiện nhiều đổi mới trong hoạt động chất vấn, cải tiến thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước cùng các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

=>> Xem chi tiết tại đây.

2. Khắc phục tình trạng buôn lậu ngày càng gia tăng cách nào?

Vừa qua nhân dân và cử tri cả nước rất bức xúc về tình trạng buôn lậu ngày càng gia tăng về số vụ phức tạp về cơ cấu, nghiêm trọng về hậu quả. Buôn lậu diễn ra trên các tuyến biên giới, đường bộ, đường sắt, đường thủy, cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, điển hình là các vụ buôn lậu ngà voi, thuốc lá điếu ngoại, xăng dầu, đường, cát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước.

Trước thực trạng này, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã gửi câu hỏi chất vấn đền Bộ trưởng Bộ Công Thương về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi để xảy ra tình trạng trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

=>> Xem chi tiết tại đây.

3. Nhiều “ông lớn” quên nộp báo cáo tài chính

Ông lớn ngàn tỷ thuộc Bộ Xây dựng Hancorp cũng bị

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường đối với các tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017.

Tổng cộng có có 32 tổ chức chưa công bố quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Trong đó có nhiều cái tên khá quen thuộc như: Rượu Hapro, Sông Đà 3, Colusa – Miliket, Hancorp, Cao su Hà Nội, Viglacera Hà Nội, Viwaseen…

=>> Xem chi tiết tại đây.

4. Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?

Hình minh họa (Ảnh internet)

Có những thời điểm, con số thống kê hàng triệu trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp. Điển hình như người ta viết về ngành chăn nuôi Đông Nam Bộ luôn dẫn chứng ra đàn heo, đàn gà, đàn bò… bao nhiêu triệu và chốt lại bằng một mệnh danh là “thủ phủ chăn nuôi”.

Một thời gian dài, số lượng được coi là mẫu mực của sự tăng trưởng trong ngành nông nghiệp. Nhiều lo ngại về số lượng được bày tỏ, năm 2016, khi đàn heo cả nước đạt khoảng 30 triệu con, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, thế nhưng chuồng trại, tăng đàn vẫn ầm ầm.

Kết quả, đến đầu năm 2017, cuộc khủng hoảng thừa heo xảy ra ngay chính trên mảnh đất được mệnh danh “thủ phủ chăn nuôi”. Từ chủ trang trại lớn đến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cả ngành chức năng đều biết nguyên nhân từ đâu.

=>> Xem chi tiết tại đây.

5. Nhà vệ sinh bệnh viện bẩn: Đi chữa bệnh có thể bị nhiễm thêm bệnh?

Vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện (NVS BV)... mất vệ sinh không chỉ là nỗi kinh hoàng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm thêm bệnh.

Đây cũng là một trong những mục tiêu quan tâm cải thiện của ngành y tế trong nỗ lực mang đến hình ảnh thân thiện của những bệnh viện xanh, sạch, đẹp.

=>> Xem chi tiết tại đây.

6. Vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào nhà đất Việt Nam

Theo báo cáo của Jones lang lasalle, 3 tháng đầu năm, khối lượng đầu tư tại Châu Á Thái Bình Dương lên đến 40 tỷ USD, tăng hơn 22% so với cột mốc kỷ lục năm 2008 và tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.

Hoạt động sôi nổi của thị trường đến từ sự tăng trưởng mạnh của dòng vốn đầu tư tại các thị trường cốt lõi như Nhật Bản, Ấn Độ, Hồng Kông, Úc và Trung Quốc. Ví dụ như đầu tư tại Ấn Độ ghi nhận quý thứ hai tăng trưởng vượt bậc chưa từng có, đạt hơn 1,6 tỷ USD…

Dù không phải thị trường cốt lõi nhưng Việt Nam cũng không nằm ngoài sự sôi động trên. Các hoạt động đầu tư vào Việt Nam cũng góp phần nhất định vào con số 40 tỷ USD thu hút đầu tư của Châu Á Thái Bình Dương.

=>> Xem chi tiết tại đây.

7. Giá đất tăng cao, công nhân lo không mua được nhà

Tích lũy gần 6 năm và mượn thêm từ người thân, vợ chồng anh Thiện, công nhân lao động tại KCN Nhơn Trạch dồn được khoản tiền gần 1 tỷ, định mua đất cất nhà. Anh Thiện nhẩm tính, tiền đất khoảng tầm 800 triệu, vay thêm 300 triệu từ ngân hàng là vừa đủ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, đất khu vực anh nhắm đến tăng giá mạnh, từ 7,5 triệu/m2 lên gần 12 triệu/m2. Lô đất 100m2 mà anh định mua trong 1 khu dân cư hiện giá đã lên đến 1,2 tỷ, vượt dự kiến quá nhiều khiến vợ chồng anh sững sờ.

Dù vậy, lo sợ giá còn tăng, anh Thiện cho biết vẫn gom hết vốn liếng, vay thêm bên ngoài để mua đất. “Mua vào rồi để đó, đành đợi thêm vài năm nữa gom đủ tiền thì xây nhà. Nếu tiếp tục đợi đến khi gom đủ tiền xây mới mua đất, sợ không còn giá này để mua”, anh Thiện cho biết.

=>> Xem chi tiết tại đây.

8. Mòn mỏi 10 năm đòi nhà của cư dân Usilk City

Mòn mỏi 10 năm đòi nhà của cư dân Usilk City

Sáng 20/5, cư dân của những tòa nhà Usilk 101, 102, 103... thuộc dự án Khu đô thị Văn Khê mở rộng – Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) đồng loạt xuống đường tiếp tục hành trình đòi nhà.

Dự án Usilk Cityđược khởi công từ những năm 2008, 2009 nhưng nhiều hạng mục trong số các tòa nhà tại chung cư Usilk City vẫn trong cảnh ngổn ngang, đổ nát.

Theo phản ánh của khách hàng mua nhà tại dự án, chủ đầu tư dự án Khu đô thị cao cấp Usilk City là Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long trong nhiều năm qua luôn có thái độ không hợp tác trong quá trình bàn giao nhà cũng như hoàn thiện, tu sửa các hệ thống điện nước, phòng cháy chữa cháy, tiện ích cho dân cư.

=>> Xem chi tiết tại đây.

9. Bắc Vân Phong trước ngày thành đặc khu kinh tế (KỲ I): Cò đã “gãy cánh”

Bắc Vân Phong trước ngày thành đặc khu kinh tế (KỲ I): Cò đã “gãy cánh”

Không còn chứng kiến cảnh tấp nập “người mua, kẻ bán” thay vào đó là cảnh đìu hiu, ảm đạm của các điểm giao dịch mua bán ký gửi đất đai tại huyện Vạn Ninh - nơi dự kiến thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Đây là thông tin mà phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ghi nhận thực tế sau 2 tuần công văn khẩn chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh của ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành có hiệu lực.

=>> Xem chi tiết tại đây.

10. Doanh nghiệp nội bước vào "cuộc đua" cửa hàng tiện lợi

Với quy mô thị trường được ước tính lên đến 180 tỉ USD vào năm 2020, ngành bán lẻ Việt Nam được xem là có rất nhiều động lực để phát triển khi tăng trưởng tiêu dùng cá nhân được các tập đoàn đa quốc gia chuyên nghiên cứu về thị trường bán lẻ nhận định có mức tăng trung bình 10,5%/năm kể từ năm 2016 trở đi.

=>> Xem chi tiết tại đây.

11. Ưu đãi cho các đặc khu: Bao nhiêu là đủ?

Hôm nay, 21/5, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV chính thức được khai mạc, một trong những đạo luật đáng chú ý nhất sẽ được đưa ra thảo luận và có thể thông qua lần này là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu). 

Đáng chú ý tại dự thảo này các ưu đãi để thu hút nhà đầu tư chủ yếu vẫn là về thuế, miễn tiền thuê đất, mặt nước. Cụ thể, miễn tiền thuê đất lên đến 20 năm, miễn, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…

=>> Xem chi tiếttại đây.

12. Quỹ Tundra Fonder trở thành cổ đông lớn của HSG

Quỹ Tundra Fonder trở thành cổ đông lớn của HSG. Ảnh minh họa.

Tundra Fonder đã mua thành công thêm 1 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (MCK: HSG), trở thành cổ đông lớn của HSG.

Sau giao dịch, tổ chức này tăng sở hữu tại HSG lên hơn 12, triệu cổ phiếu, ứng với 3,49% vốn của HSG. Cộng với sở hữu của Tundra Subtainable Frontier Oppotunities Fund, tổng cộng quỹ ngoại Tundra Fonder đang sở hữu hơn 18,1 triệu cp HSG, ứng với 5,18% vốn, chính thức trở thành cổ đông lớn tại HSG.

=>> Xem chi tiết tại đây.

13. Việt Nam là "điểm nóng" thu hút FDI của khu vực

Việt Nam là điểm nóng thu hút FDi của khu vực.

Nhờ chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đúng đắn, Việt Nam đang trở thành điểm nóng trong hoạt động thu hút FDI của khu vực. - Đây là nhận định của ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư Quỹ Cơ hội VinaCapital Việt Nam.

=>> Xem chi tiếttại đây.

14. Pháp không chấp nhận Mỹ trở thành "cảnh sát kinh tế thế giới"

Bộ trưởng tài chính Pháp cho rằng, EU cần cứng rắn hơn với Mỹ về các lệnh trừng phạt của quốc gia này đối với các doanh nghiệp châu Âu, không nên chấp nhận Mỹ là cảnh sát kinh tế thế giới.

Hiện nay, các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Iran có nguy cơ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015.

Một trong những biện pháp mà EU đang cân nhắc để bảo vệ các doanh nghiệp của mình đang có quan hệ kinh doanh với Iran là thực thi một đạo luật năm 1996 nhằm cho phép các doanh nghiệp châu Âu có thể tránh được các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, EU có thể tạo ra một cơ chế tài chính độc lập, cho phép các doanh nghiệp châu Âu giảm phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng Mỹ.

=>> Xem chi tiết tại đây.

15. Ông Nicolas Maduro tái đắc cử Tổng thống Venezuela

Ủy ban bầu cử Venezuela vừa thông báo ông Nicolas Maduro đã tái đắc cử Tổng thống nước này nhiệm kỳ II khi giành được 5,8 triệu phiếu bầu, trong khi ông Falcon chỉ giành được 1,8 triệu phiếu bầu.

Theo đó, ông Nicolas Maduro đã giành được 67,7% phiếu bầu, trong khi đối thủ chính của ông là Henri Falcon chỉ giành được 21,2% số phiếu. Theo Ủy ban bầu cử Venezuela, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ ở mức 46,1%, giảm so với mức 80% trong cuộc bỏ phiếu năm 2013.

=>> Xem chi tiết tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tin NÓNG trong ngày 21 tháng 5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO