Thực hiện giám sát tối cao về CPH DNNN; Bết bát cổ phiếu CDO; “Chính sách 99 năm” vượt trội ở điểm nào?; Đồng Tháp lấy đất của dân “đấu giá” cho DN... là tin NÓNG trên enternews trong ngày 28/5.
Ngày 28/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh sẽ trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Ngay sau đó, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Trong các nội dung này, cử tri và dư luận dành sự quan tâm đặc biệt tới tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
=>> Xem chi tiếttại đây.
2. Họp báo đột xuất “tiết lộ” tư lệnh ngành trả lời chất vấn
Nhóm vấn đề thứ nhất là giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT. Người chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong quản lý, sử dụng đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng. Tình trạng ô nhiễm lưu vực sông và kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, thực trạng xử lý rác thải và giải pháp, các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà có trách nhiệm trả lời chính.
Nhóm vấn đề thứ ba là chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chịu trách nhiệm trả lời chính.
Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chính về thực trạng thị trường lao động, công tác quản lý xuất khẩu lao động, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm sau đào tạo. Tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục đối với trẻ em cũng nằm trong nhóm này. Đây là nhóm cuối cùng được chọn chất vấn.
=>> Xem nội dungtại đây.
3. “Trạm thu giá” sẽ được đổi tên?
Trước những quan điểm còn khác nhau liên quan đến việc đổi tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay, đến phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ông sẽ đăng đàn làm rõ những vấn đề liên quan đến BOT, trong đó có cả nội dung chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
=>> Xem nội dungtại đây.
4. Bết bát cổ phiếu CDO
Thông tin từ Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (MCK: CDO), ngày 30/5 là ngày đăng ký cuối cùng tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.
Quý I/2018, Cty lãi 2 triệu đồng, trên vốn điều lệ 324 tỷ đồng. Tài sản của Công ty gần như chỉ có khoản phải thu, phải trả. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 31/3/2018, CDO có số dư tiền 607 triệu đồng. Ngoài ra, tài sản của Công ty gồm hơn 172 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn, bao gồm 52,5 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khách hàng, 115 tỷ đồng trả trước cho người bán.
Khoản phải thu dài hạn hơn 113 tỷ đồng nằm toàn bộ ở trả trước người bán dài hạn. Bên cạnh đó, CDO có 91 tỷ đồng đầu tư dài hạn nằm ở công ty liên kết, đầu tư vào đơn vị khác; 16 tỷ đồng hàng tồn kho và hơn 6 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
=>> Xem nội dung tại đây.
5. “Chính sách 99 năm” vượt trội ở điểm nào?
Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được Quốc hội cho ý kiến vào sáng 23/5. Bên hành lang Quốc hội ngày 24-25/5, một số Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận về quy định cho thuê đất đặc khu đến 99 năm, trong khi dư luận cũng đang bàn tán xôn xao, thậm chí lo lắng về sự ưu đãi thái quá này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vẫn kiên quyết giữ nguyên kế hoạch như bản Dự thảo cho thuê đất 99 năm thay vì giảm xuống 49 năm như nhiều đề nghị của các Đại biểu Quốc hội. Ông lập luận rằng: “Về 99 năm, chúng tôi xin đề nghị cho phép giữ nguyên như Dự thảo, vì đây cũng là một chính sách vượt trội của chúng ta”. Mặc dù vậy, vị Bộ trưởng này đã không giải thích được “chính sách 99 năm” ấy vượt trội ở điểm nào và vì sao là vượt trội?
=>> Xem nội dungtại đây.
6. Tràn lan công trình xây dựng không phép, sai phép tại Nghệ An (Kỳ III): Chủ đầu tư “bỏ của chạy lấy người”
Mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng chủ đầu tư các công trình vẫn tiến hành thi công xây dựng tại những vị trí đắc địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Khi cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản xử lý và yêu cầu hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết thì chủ đầu tư lại “bỏ của chạy lấy người” khiến hàng nghìn m2 đất vàng rơi vào cảnh “trơ gan cùng tế tuyệt”.
=>> Xem nội dungtại đây.
7. Đồng Tháp lấy đất của dân “đấu giá” cho DN (Kỳ 5): Cưỡng chế chưa “hợp lòng dân”?
Như DĐDN đã thông tin về sự việc “chính quyền tỉnh Đồng Tháp lấy đất của gia đình ông Trần Thiện Kim đang sinh sống ổn định từ năm 1986 để đấu giá cho doanh nghiệp gây bức xúc dư luận trong suốt thời gian qua.
Mặc dù chưa giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, thế nhưng chính quyền Đồng Tháp đã huy động lực lượng chức năng tới cưỡng chế khu đất đang tranh chấp của gia đình ông Trần Thiện Kim.
=>> Xem nội dung tại đây.
8. Thị trường M&A: Vẫn còn những khoảng tối
Những thương vụ đầu tư đình đám như Tập đoàn ThaiBev mua thành công 53,59% vốn điều lệ của Sabeco, Tập đoàn SCG đã mua lại 100% vốn cổ phần, tương đương 156 triệu USD) từ các cổ đông hiện tại của Công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam hay Tập đoàn CJ đã thâu tóm 71,6% Cầu Tre... đã góp phần đưa Việt Nam lên hạng và nằm trong TOP 15 thị trường M&A trên bảng tổng sắp thế giới.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam chính là điểm đến hấp dẫn nhất cho hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) với những thương vụ “khủng”. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
=>> Xem nội dung tại đây.
9. Thái, Hàn, Nhật thi nhau thâu tóm nhựa Việt
Hàng loạt tên tuổi lớn của ngành nhựa Việt Nam đang dần rơi vào tay các đại gia Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này đang làm dấy lên lo ngại trong thời gian tới các doanh nghiệp nội địa còn lại sẽ bị bóp nghẹt ngay trên thị trường Việt Nam.
=>> Xem nội dung tại đây.
10. PNC xoay xở tái cơ cấu vốn
CTCP Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) vừa có Nghị quyết xin ý kiến cổ đông về phương án tái cơ cấu vốn để khắc phục khó khăn tài chính.
PNC là một trong những doanh nghiệp lớn (không bao gồm các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước) trong ngành xuất bản phẩm và văn hóa phẩm tại Việt Nam. PNC đang sở hữu hệ thống phân phối, phát hành sách có ảnh hưởng lớn với 57 cửa hàng bán lẻ.
=>> Xem nội dung tại đây.
11. Điều gì tác động đến TTCK thế giới tuần này?
Diến biến liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên, đàm phán thương mại của Mỹ với EU, Trung Quốc,… sẽ tiếp tục tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới tuần này.
Thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á hôm nay đã nối gót thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi có tín hiệu cho thấy Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên vẫn diễn ra như kế hoạch ban đầu.
Sau khi mở cửa, chỉ số Stoxx Europe 600 đã tăng 0,11% lên mức 391,5 điểm khi phần lớn các chỉ số chứng khoán trong khu vực đều tăng điểm tích cực, mặc dù cả thị trường tài chính Mỹ và Anh đều đóng cửa nghỉ lễ.
=>> Xem nội dungtại đây.
12. Hàn Quốc tìm cách cứu vãn Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên
Theo một quan chức Hàn Quốc, để hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ thành công, quốc gia này đang nghiên cứu nhiều cách khác nhau để xóa bỏ mối lo ngại an ninh của Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức một cuộc họp bất ngờ vào ngày 26/5 vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên, dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 6 sắp tới tại Singapore.
=>> Xem nội dung tại đây.
13. Tương lai nào cho bán đảo Triều Tiên?
Cục diện chính trị thế giới ngày càng khó đoán, cách đây vài tuần người ta cứ ngỡ sẽ có một cái kết đẹp cho mối quan hệ Nam - Bắc Triều, càng hy vọng hơn khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã được ấn định tại Singgapore vào ngày 12/6.
Tuy nhiên, tất cả bỗng chốc quay lại vạch xuất phát, tình hình biến chuyển rất nhanh giống như những gì trước đây các bên sốt sắng “hâm nóng” quan hệ. Một tương lai hòa bình thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên vì thế được dự báo rất khó khăn.
Lý do được phía Triều Tiên đưa ra là Mỹ - Hàn có hành động khiêu khích bằng cuộc tập trận mang tên “Đại Thần Sấm”, ông Trump lại cáo buộc đối phương có thái độ “thịnh nộ và sự thù địch”.
Liệu đó có phải là những gì hai bên thấy cần thiết để hủy một loạt các đàm phán song phương? Hay còn uẩn khúc gì phía sau?
=>> Xem nội dung tại đây.
14. Tổng thống Iran sẽ tới Trung Quốc để "cứu" JCPOA
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ có chuyến thăm, làm việc tại Trung Quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh của SCO, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày cuối tuần thứ hai của tháng 6 tại thành phố Thanh Đảo, phía bắc Trung Quốc.
Các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo hai nước sẽ tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác song phương và tìm kiếm giải pháp để tránh sự đổ vỡ của JCPOA.
=>> Xem nội dungtại đây.