Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Ai phá ngành du lịch Việt?; Ra mắt Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC)... là tin NÓNG trong ngày 29/5.
Đầu giờ sáng nay (29/5), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Cũng trong sáng nay, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.
Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng, đồng thời Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo sẽ làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. Ai phá ngành du lịch Việt?
Việc thu phí chỗ ngồi của nhóm khách du lịch đến Đồ Sơn nói chung và nhiều kiểu buôn bán kém ý thức nói chung không biết hữu ý hay vô tình đã bôi bẩn ngành du lịch và làm xấu hình ảnh Việt Nam. Đó là những người phá hoại ngành du lịch.
Những gì tốt nhất để ngăn chặn “chặt chém, trấn lột, ăn xin chèo kéo, ô nhiễm môi trường” đến nay chỉ là phạt, còn ý thức của người dân với ngành công nghiệp khong khói dường như dẫm chân tại chỗ.
Những nỗ lực tầm chiến lược sẽ thất bại nếu cơ quan chức năng không nắm rõ từng bãi biển, khách sạn, nhà hàng – những ông chủ, bà chủ, họ đang làm gì với du khách.
=>>Xem chi tiết tại đây.
3. Thấy gì từ bức thư xin lỗi du khách Úc của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch?
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn vừa viết thư xin lỗi bà Lynne Ryan - du khách Úc, người đã trải qua "chuyến đi ác mộng" tại Hải Phòng.
Sau khi gửi lời xin lỗi, ông Tuấn cũng bày tỏ nguyện vọng được đón bà Lynne Ryan trở lại Việt Nam bằng chuyến đi tham quan Vịnh Hạ Long và một số địa điểm khác do Tổng cụ Du lịch Việt Nam thu xếp.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. "Lướt sóng" đất nền: Cuộc chơi mạo hiểm
Cơn sốt đất nền đang phủ sóng rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, trong đó nổi lên là các tỉnh, thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng… và đặc biệt là ở 3 địa phương sắp lên đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc).
Cơn sốt đất lần này được đánh giá là có những dấu hiệu như cơn sốt đất năm 2007 nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu và chưa phát triển thành “bong bóng” BĐS. Chính vì vậy, nhà đầu tư vẫn còn cơ hội để nhìn nhận rõ thị trường và có biện pháp phòng tránh rủi ro cho mình.
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Tràn lan công trình xây dựng không phép, sai phép tại Nghệ An (KỲ IV): Số phận kỳ lạ của dự án qua 5 lần đổi chủ
Liên tục “đổi chủ” để khoả lấp các lô đất nền đã được phân lô nhằm tránh lãng phí đất vàng nhưng tiến độ thực hiện dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ở Nghệ An đang theo tốc độ… rùa bò.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. Đại gia Thái và cuộc "đánh chiếm" những lĩnh vực béo bở ở Việt Nam
Thời gian qua, doanh nghiệp Thái Lan đã gia tăng đầu tư vào thị trường trong nước thông qua cả hai hình thức là đầu tư trực tiếp (FDI) và thông qua mua bán và sáp nhập (M&A). Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo trong thời gian tới đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Giá xăng đẩy CPI tháng 5/2018 tăng cao nhất trong 6 năm
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 đã tăng 0,55% so với tháng trước và là tháng 5 có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Ra mắt Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC)
Sáng nay, 29/5/2018, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính quốc tế tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam & Công bố Quy tắc hòa giải.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, VIAC, với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, có thể nhận định rằng các doanh nghiệp Việt đang có xu hướng giảm lựa chọn sử dụng Tòa án để giải quyết các tranh chấp của mình và sử dụng các phương thức thay thế khác, trong đó, lựa chọn được dùng nhiều là trọng tài thương mại.
=>> Xem chi tiếttại đây.
9. Ban hành Luật An ninh mạng là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
Sáng 29/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật An ninh mạng. Đây là Kỳ họp thứ 2 Dự Luật được đưa ra thảo luận. Trong đó việc bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng, nên hay không nên quy định về đặt máy chủ, lưu trữ dữ liệu người sử dụng là những nội dung được các đại biểu quan tâm.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. PNC xoay xở tái cơ cấu vốn
Tuy đặt mục tiêu 2018 khá cao, song kết thúc 2017, PNC vẫn ghi nhận lỗ lũy kế 106 tỷ đồng, gần xấp xỉ bằng vốn góp chủ sở hữu (hơn 110,4 tỷ đồng). Các khoản nợ ngắn hạn của PNC cũng đã vượt quá giá trị tài sản ngắn hạn 180,3 tỷ đồng. Riêng lỗ ròng của năm 2017 tại PNC lên tới 66,5 tỷ đồng, là mức lỗ cao nhất kể từ khi Cty thành lập đến nay.
Để giải quyết tình trạng lỗ có thể tiến tới âm vốn chủ sở hữu, PNC cần sớm cắt lỗ, cải thiện các chỉ số tài chính, hoạt động. Nhưng điều đó không hề dễ. Bởi Đại hội cổ đông PNC 2018 đã không thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 110,4 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, trong khi đó “cửa” tiếp cận tín dụng ngân hàng của PNC hiện rất hẹp.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. NHT chuyển niêm yết sang HNX
Vào ngày 28/05/2018, NHT công bố thông tin về việc xin ý kiến của các cổ đông bằng văn bản, xem xét việc chuyển giao dịch cổ phiếu NHT từ sàn giao dịch UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và phương án tăng vốn điều lệ.
Được biết, cổ phiếu NHT giao dịch đầu tiên trên UPCoM vào ngày 01/12/2017 với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch gần 5,5 triệu cp, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 20.000 đồng/cp. Tính đến thời điểm chốt phiên ngày 28/05/2018, giá cổ phiếu NHT dừng ở mức 50.300 đồng/cp, tức tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm mới lên sàn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam: Làm sao giải được bài toán cũ?
Từ ngày 29/5 - 2/6/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân sẽ thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ tăng cường hơn nữa dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
=>> Xem chi tiếttại đây.
13. Tổng thống Italy đối mặt nguy cơ bị luận tội?
Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại Italy, ông Luigi Di Maio, lãnh đạo đảng Phong trào Five Star (M5S) cho biết các hành động của Tổng thống Italy Sergio Mattarella đã gây ra một "cuộc khủng hoảng thể chế".
Ông Mattarella đã không chấp thuận việc đề cử ông Paolo Savona giữ chức Bộ trưởng tài chính theo đề nghị của Thủ tướng được đề cử Giuseppe Conte. Lý do ông bác bỏ việc đề cử ông Savona là do ứng viên này trước đây đã đe dọa sẽ rút Italy khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
=>> Xem chi tiếttại đây.