Cải cách tiền lương để tạo động lực và nâng cao năng suất lao động; Tài chính khu vực công là thách thức lớn nhất cho tăng trưởng; TAG tiếp tục báo lỗ sau khi về tay MWG... là tin NÓNG trong ngày 8/5.
Một nội dung quan trọng tác động đến hàng triệu công chức, viên chức sẽ được Hội nghị trung ương 7 khóa XII bàn bạc, thảo luận là Đề án: “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.
DĐDN trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết của GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công về nội dung này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. Đảng phải nâng cao năng lực thu hút và trọng dụng nhân tài
Hội nghị Trung ương 7 khai mạc trong bối cảnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhiều cán bộ cao cấp, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng bị kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
Cũng chính vì vậy, đề án xây dựng cán bộ cấp chiến lược trở thành một trọng tâm và thu hút sự chú ý của công luận.
Tất nhiên, không thể không nhắc tới bối cảnh ra đời của đề án ấy. Dễ thấy, đó chính là yêu cầu từ thực tiễn khi từ đầu nhiệm kỳ XII, Đảng phải tiến hành những hình thức kỷ luật, thậm chí là cao nhất đối với cả các cán bộ cấp cao.
=>> Xem chi tiết tại đây.
3. Lương tối thiểu “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp
Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 với chủ đề "Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” đã được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 8/5.
Tại Hội thảo, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động đang tăng nhanh từ 25% năm 2007 lên 50% năm 2015 gây áp lực nên doanh nghiệp.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Tài chính khu vực công là thách thức lớn nhất cho tăng trưởng
Theo PGS, TS Nguyễn Đức Thành, tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thách thức lớn nhất là vấn đề liên quan tới tài chính khu vực công gồm chi tiêu và cân đối ngân sách, kiểm soát nợ công...
Chia sẻ với DĐDN, PGS, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp đà tăng trưởng ba năm gần đây.
=>> Xem chi tiếttại đây.
5. TAG tiếp tục báo lỗ sau khi về tay MWG
Theo báo cáo tài chính quý IV năm tài chính 2017 (kết thúc 31/3/2018), Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (MCK: TAG) tiếp tục thua lỗ thêm 7,5 tỷ đồng.
Trong quý IV vừa qua (1/1-31/3), Trần Anh ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm 8% còn 1.048 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn 943 tỷ thì lợi nhuận gộp của TAG đạt 105 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 27%.
=>> Xem chi tiếttại đây.
6. CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam nối dài những ngày khốn khó
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2018 cho thấy tình trạng không ghi nhận doanh thu tiếp tục diễn ra tại CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam. Theo đó, quý I năm nay, VHG ghi nhận lỗ ròng gần 2 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên mức 1,017 tỷ đồng.
Đây đã là quý thứ 4 VHG không có doanh thu và là quý 7 doanh nghiệp chuyên về cao su này thua lỗ. Trong quý, chi phí quản lý doanh nghiệp của VHG ở mức hơn 1,7 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Hiện VHG đang nợ hơn 153 tỷ đồng, trong đó 60,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn và hơn 92,7 tỷ đồng là nợ dài hạn, khiến doanh nghiệp này phải trả khoản lớn lãi suất vốn vay.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. "Cơn lốc" trà sữa có thực sự hấp dẫn?
Với nhiều mức giá, hương vị, giao hàng tận nơi, trà sữa đang ngày càng thu hút nhiều người, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, việc kinh doanh mặt hàng này không "ngọt ngào" dành cho tất cả.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15h chiều 8/5
Thông tin từ Liên Bộ Công Thương-Tài chính cho hay, từ 15h chiều nay (8/5), mỗi lít xăng tăng 411 - 508 đồng/lít tuỳ loại; các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng 336 - 399 đồng/kg tuỳ loại.
Cùng với đó nhà điều hành giữ nguyên mức chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu như kỳ điều hành cách đây 15 ngày.
Như vậy, sau điều chỉnh giá xăng E5 RON 92 tối đa 19.440 đồng một lít; xăng RON 95 là 20.911 đồng một lít; dầu diesel không cao hơn 17.107 đồng một lít, dầu hoả 15.917 đồng một lít và dầu madut là 13.759 đồng một kg.
=>> Xem chi tiếttại đây.
9. Nhà giàu Hà Nội “đổ tiền” vào đất nền tỉnh lẻ
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản ghi nhận sự tăng giá chóng mặt của phân khúc đất nền ven Hà Nội. Theo quan sát, thị trường đất nền vẫn tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. Ngành giáo dục cắt giảm "cơ học" điều kiện kinh doanh
Cùng với kết quả năm 2017, số điều kiện kinh doanh mà Bộ đã và dự kiến cắt giảm hoặc đơn giản hóa trong năm 2018 là 120/241 điều kiện hiện hành, chiếm 49,8%. Nhưng đó mới chỉ là những con số cơ học...
=> Xem chi tiết tại đây.
11. Dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt: Những vấn đề lớn cần được xem xét thấu đáo
Xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Dự kiến Dự Luật được xem xét và có thể thông qua tại Kỳ họp Quốc hội diễn ra vào cuối tháng tháng 5.
Để có thêm những góc nhìn đa chiều về dự Luật rất mới và rất quan trọng này, chúng tôi dành thời lượng đăng tải những ý kiến góp ý tâm huyết xây dựng dự Luật.
=>> Xem chi tiếttại đây.
12. Đầu tư dệt – nhuộm - thành phẩm: Hài hòa kinh tế, môi trường
Đầu tư vào hoạt động dệt, nhuộm là một trong những cách mấu chốt để tháo gỡ khó khăn của ngành dệt may hiện nay. Tuy nhiên, để hiện thực hoá điều này không phải là dễ dàng.
Đặc thù hoạt động đầu tư vào khâu dệt, nhuộm trong ngành dệt may cần phải có công nghệ cao và chi phí lớn, vì vậy, phần lớn hoạt động đầu tư trong những khâu này là do nhà đầu tư ngoại chiếm ưu thế, nhà đầu tư nội có nhưng vẫn còn chưa nhiều.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Cẩn trọng với áp lực điều chỉnh
Với áp lực bán ròng của khối ngoại, cộng với tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư, thì nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ rơi vào trạng thái điều chỉnh sau một vài phiên tăng điểm.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Vốn tín dụng được kiểm soát chặt chẽ
Trong phần đánh giá về các tổ chức tín dụng tại Báo cáo Tình hình kinh tế - tài chính tháng 4/2018, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) nhận định: Huy động vốn cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2017, tín dụng tuy tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2017 nhưng dòng vốn được kiểm soát chặt chẽ hơn. Cần tiếp tục thận trọng, có các giải pháp để đối phó rủi ro đảo chiều của các dòng vốn, trong đó có dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. “So găng ngoại giao” giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ: Ai sẽ thắng?
Sau kết quả khả quan tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều hôm 26/4 vừa qua, cộng đồng quốc tế tiếp tục mong đợi cuộc gặp đã được lên kế hoạch của nhà Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
=>> Xem chi tiết tại đây.