“Đừng để quy hoạch chồng lấn quy hoạch”; Xử lý tiêu cực không nên chỉ đi tìm “con sâu”; Đồng lương và trách nhiệm; Ai phá ngành du lịch Việt?... là tin NÓNG trong tuần từ 28/5-2/6.
1. Băn khoăn trước dự Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi
Cơ quan thẩm tra cũng cũng như nhiều ĐB tại phiên thảo luận đã bày tỏ băn khoăn trước các phương án xử lý đối với tài sản có nguồn gốc bất minh.
Theo đó, nên áp dụng phương án thu thuế hay xử phạt hành chính 45% với tài sản không xác minh được nguồn gốc, hay thậm chí không quy định gì với tài sản này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. Không miễn học phí sẽ đưa chất lượng ngành sư phạm tốt hơn
Đó là nhận định nhận xét của Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ông Cường cho rằng, đây là cơ chế rất tốt, bởi nhà nước chỉ nên đứng ra bao cấp cho các lĩnh vực đào tạo mà mang tính chất phổ cập bắt buộc. Ngoài phần phổ cập đó ra thì người học phải đóng tiền. Khi phải đóng tiền, mọi người sẽ lựa chọn lĩnh vực nào thật sự cần và phù hợp với bản thân và sẽ có trách nhiệm trong việc lựa chọn dịch vụ đó. Nếu đi học mà hưởng dịch vụ cho không thì rất có thể sẽ có tình trạng vì cho không nên họ đi học. Khi động cơ đi học không tốt, thì chắc chắn họ không thể nghiêm túc học tập để toàn tâm toàn ký phục vụ cho xã hội,…
=>> Xem chi tiếttại đây.
3. “Đừng để quy hoạch chồng lấn quy hoạch”
Tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến quy hoạch sáng 1/6, nhiều ĐB cho rằng Dự thảo Luật có nhiều điểm chồng chéo.
ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) bày tỏ mong muốn có một hệ thống quy hoạch đồng bộ, thống nhất để khắc phục tình trạng quy hoạch chồng lấn quy hoạch, quy hoạch treo gây rất nhiều hệ lụy xấu trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, ĐB Đồng cho biết tại điều 5 của Luật Quy hoạch quy định hệ thống quy hoạch quốc gia gồm có: quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Chủ tịch Đà Nẵng: Xử lý tiêu cực không nên chỉ đi tìm “con sâu”
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Chính Gián, (thuộc quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) với nhiều vấn đề đặt ra đáng quan tâm.
Theo đó, về lĩnh vực làm sổ nghiệp chủ, ông Huỳnh Đức Thơ cũng phải thừa nhận rằng “còn nhiều bất cập lắm”. Ông cho biết, khi thanh kiểm tra đã thấy nhiều người dân chính đáng được làm sổ nhưng cán bộ lại để kéo dài, nhiêu khê, trong khi nhiều người dân đất đai lấn chiếm…nhưng lại được làm sổ, câu chuyện này chính là do tiêu cực ông Thơ nói.
Về tình trạng xây nhà trái phép, Chủ tịch Đà Nẵng chia sẻ rằng TP vừa có cuộc họp và vấn đề này được nhắc đến nhiều. "Đà Nẵng đã có hàng ngàn nhà trái phép mọc lên trong 10 năm qua, sẽ có loạt cán bộ phải bị xử lý đồng thời chấn chỉnh đội ngũ cán bộ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân về đất đai", ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.
=>> Xem chi tiếttại đây.
5. Ngành sư phạm: Cung vượt cầu và "mất phanh" giá trị
“Tín dụng sư phạm” như một giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trình Quốc hội chờ các đại biểu bấm nút, nếu được thông qua sinh viên sư phạm không còn được bao cấp học phí.
Nếu công tác đủ thời gian quy định trong ngành coi như miễn trừ trách nhiệm hoàn trả. Liệu điểm mới này có đủ sức cứu vãn ngành sư phạm và giá trị người thầy đang tụt dốc không phanh?
Sinh viên sư phạm thất nghiệp hiện có 170 đến 200 ngàn người, tỷ lệ áp đảo nếu tính cả hàng chục ngành học, chưa ai thống kê xem thử có bao nhiêu ngàn sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn mới chọn ngành sư phạm, bao nhiêu vì truyền thống gia đình, vì đam mê và cả cùng đường.
Điều đó cho thấy quan điểm coi ngành sư phạm thừa nhân lực do chính sách miễn học phí chưa thật sự thuyết phục. Câu chuyện ở đây vẫn là tính định hướng bị bỏ ngỏ quá lâu.
=>> Xem chi tiết tại đây.
6. Đồng lương và trách nhiệm
Trong cuộc họp đột xuất với các đơn vị đường sắt mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng nhận trách nhiệm, xin lỗi, nhưng lại không quên “kể khổ” cho nhân viên gác tàu rằng: “Trực gác chắn lương thấp thì trách nhiệm sao cao được?”. Phát biểu này thật sự làm ‘nóng’, thậm chí gây sự bất bình trong dư luận.
Có điều, mức lương tối thiểu là 4 - 6 triệu mà nói thấp thì cũng không đúng. Nếu so với lương của công nhân ở nhiều khu công nghiệp, hoặc đơn cử như lương của hàng ngàn, hàng vạn cử nhân ra trường “chập chững” bước vào nghề tiếp thị, bán hàng (nghề mà nói theo ngôn từ mỹ miều chút là Maketing) thì vẫn đang đứng trên, chưa kể nhân viên đường sắt này còn được mang cái mác “công nhân viên nhà nước”.
Mà xét cho cùng phần lớn người lao động ở Việt Nam vẫn hưởng mức lương thấp như vậy chứ không chỉ nhân viên đường sắt. Khi đã làm việc, nhận việc, nhận lương hàng tháng là phải có trách nhiệm với công việc của mình dù lương thấp hay cao. Tính mạng của trăm con người, tài sản nhà nước, của nhân dân hàng nghìn tỷ không thể buông thỏng một câu "Lương thấp, trách nhiệm chỉ vậy" như lời vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói được.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Ai phá ngành du lịch Việt?
Một chủ quán ven biển tự dưng đặt ra luật và thu phí chỗ ngồi của nhóm khách du lịch 630 nghìn đồng, sự việc mới diễn ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Những sự việc tương tự không hiếm, mạng internet và báo chí lưu trữ hàng triệu kết quả “nhức mắt” với ngành du lịch. Có lẽ, cẩm nang của những người đi du lịch trong nước là lên mạng tìm xem nơi nào chặt chém, chèo kéo, ép giá để phòng thân.
Ai dám xuống biển nếu một kg cua mấy triệu đồng, vài con tôm mất nửa tháng lương, khách chê đồ ăn dở bị đánh ngất xỉu…? Hóa ra Luật Du lịch và cả rừng văn bản mà ngành Du lịch ban ra để chấn chỉnh hầu như vô dụng với những người kinh doanh nhỏ lẻ. Họ là ai trong ngành công nghiệp không khói?
=>> Xem chi tiếttại đây.
8. Thách thức thoái vốn Nhà nước khỏi “cỗ máy” PVTEX
Tại phiên giải trình trước Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng cho hay, sau hơn 1 tháng đưa Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) vận hành trở lại, PVTEX đã ký hợp đồng để bao tiêu sản phẩm của Nhà máy với các đối tác trong và ngoài nước. Một phần dây chuyền sản xuất vừa được vận hành trở lại đang trong quá trình vận hành theo đúng kế hoạch và PVTEX dự kiến đưa vào hoạt động toàn bộ các dây chuyền sản xuất còn lại trong cuối năm 2018.
Kỳ vọng thoái vốn Nhà nước khỏi dự án có quy mô trên 7.000 tỷ đồng vừa mới khởi động trở lại sau gần 3 năm dừng hoạt động dẫu là mong muốn cháy bỏng của ngành công thương, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. Sai lầm của Lotte
Cách đây ít ngày, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc đã công bố báo cáo tài chính năm 2017, trong đó cho thấy Lotte Việt Nam đã báo lỗ năm thứ 11 liên tiếp dù tăng trưởng doanh thu 12%, đạt trên 5.000 tỷ đồng.
Trong văn bản công bố ngày 18/5 vừa qua, Lotte Việt Nam cho biết, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này là gần 800 tỷ đồng, chiếm một nửa vốn chủ sở hữu 1,600 tỷ đồng của doanh nghiệp này tại Việt Nam. Lotte hiện nay đang vận hành 13 trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam. Từ năm 2008 đến nay, Tập đoàn Hàn Quốc này đã đầu tư gần 9.000 tỷ đồng để xây dựng 13 trung tâm thương mại đó. Theo lý giải của Lotte Việt Nam, mỗi trung tâm thương mại lớn như vậy cần tới 5-8 năm kể từ ngày khai trương mới đạt điểm hòa vốn. Tất nhiên, nhiều trung tâm thương mại của Lotte thì chưa đủ thời gian đó. Trong khi nhiều trung tâm thương mại chưa đạt điểm hòa vốn, Lotte lại tiếp tục mở thêm những trung tâm mới.
Tuy nhiên, đó là một phần nguyên nhân khiến Lotte Việt Nam lỗ liên tiếp 11 năm qua. Đánh giá sai thói quen người tiêu dùng là nguyên nhân lớn hơn dẫn tới khoản thua lỗ đó.
=>> Xem chi tiết tại đây.
10. Thách thức quản lý khi Go-Jek vào Việt Nam
Go-Jek đã phát triển nhanh chóng từ một ứng dụng kết nối xe gắn máy thành nền tảng cung cấp nhiều dịch vụ gồm vận chuyển, hậu cần, thanh toán di động, giao nhận thức ăn… và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác. Go-Jek hiện đã có mặt trên 50 thành phố khắp thế giới. Hiện nay Go-Jek đã triển khai thành một hệ sinh thái với nhiều dịch vụ đa dạng khác nhau, như Go-Ride và Go-Car tương tự như Grab tại Việt Nam, Go-Food (giao đồ ăn nhanh), Go-Send (dịch vụ giao hàng), Go-Mark (dịch vụ mua sắm tạp hóa), Go-Box (dịch vụ đặt xe bán tải, xe tải…), Go-Tix (dịch vụ mua vé cho các dịch vụ giải trí), Go-Med (khách hàng có thể mua thuốc hoặc tư vấn, gọi bác sĩ đến khám tại nhà), Go-Life (ứng dụng riêng biệt, cung cấp các dịch vụ như massage, vệ sinh, ô tô và làm đẹp bất cứ khi nào khách hàng cần), Go-Pay (dịch vụ thanh toán).
Trong khi đó, Grab mới dừng lại ở 8 dịch vụ: GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabShare (đi xe chung), JustGrab (đi taxi/xe hơi), GrabExpress (giao hàng), GrabFood, GrabPay. Trong đó phần lớn dịch vụ đã có mặt ở Việt Nam.
Như vậy, nếu tất cả các dịch vụ nói trên của Go-Jek đều được triển khai tại Việt Nam, sẽ không chỉ cạnh tranh với taxi hay xe ôm truyền thống mà cả với các lĩnh vực dịch vụ khác như cho thuê xe, thanh toán điện tử,…
Go-Jek vừa cho biết sẽ đầu tư 500 triệu USD vào thị trường Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. "Đất vàng" có cứu được Giầy Sài Gòn
Lỗ nhiều năm thâm vào vốn chủ sở hữu đang là trở ngại cho Phương án đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình tại khu đất 419 Lê Hồng Phong, TP HCM của CTCP Giày Sài Gòn (UPCoM: SSF).
Trong năm 2018, Công ty Giầy Sài Gòn đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, xây dựng phương án huy động tài chính để nâng vốn điều lệ nhằm giải quyết các nhu cầu tài chính của Công ty và đủ điều kiện vốn tối thiểu thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại 419 Lê Hồng Phong, quận 10, TP HCM.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. Những “bánh vẽ” tỷ USD
Cuối tháng 4/2018, liên danh các nhà đầu tư đã có buổi tiếp cận với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhằm giới thiệu về ý tưởng với mong muốn được đầu tư hàng loạt dự án cao cấp về hạ tầng, du lịch và nghỉ dưỡng tại huyện Vân Đồn - đặc khu hành chính - kinh tế đang hình thành trong thời gian sắp tới. 3 nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã trình bày ý tưởng nghiên cứu đầu tư các dự án, gồm: Dự án đầu tư đường sắt cao tốc kết nối Móng Cái – Vân Đồn; khu đô thị công nghiệp, cảng nước sâu Hòn Nét – Con Ong; khu đô thị phức hợp phía bắc đảo Cái Bầu tại Khu hành chính-kinh tế Vân Đồn. Theo dự tính, nếu được triển khai như trên, tổng mức đầu tư 3 dự án là từ 10 - 15 tỷ USD.
Nếu chỉ nhìn vào những con số mà các nhà đầu tư đưa ra, có thể hình dung và kỳ vọng vào một nguồn lực đầu tư rất lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đột phá trong tương lai. Đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên nếu soi xét kỹ lại những dự án tỷ USD từ trước đến nay thì nó lại khiến người ta không khỏi có những nghi ngại. Bởi trước đó, nhiều nhà đầu tư cống bố dự án tỷ USD thậm chí chục tỷ USD nhưng đều thành… “bánh vẽ”.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Hơn 7 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2018.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/5/2018 thu hút 1.076 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4.657,4 triệu USD, tăng 14,6% về số dự án và giảm 16,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, có 393 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2.492,7 triệu USD, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 5 tháng đạt 7.150,1 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2017.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. VSSA kiến nghị áp thuế với đường lỏng Trung Quốc
Mới đây, Hiệp hội Mía đường đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về phân tích các tác động tiêu cực của đường lỏng. Trong đó có đề nghị áp thuế nhập khẩu mặt hàng này như một hình thức tự vệ chính đáng.
Theo VSSA, tính đến ngày 15/4, lượng đường tồn kho trong nước rất cao với gần 681.000 tấn. Con số này đang tiếp tục tăng lên khiến nhiều nhà máy rơi vào tình cảnh lao đao, việc trả tiền mía cho nông dân bị chậm lại.
=>> Xem chi tiết tại đây.
15. Vì sao giá tôm "rơi" chạm đáy 3 năm?
5 tháng đầu năm nay, người nuôi tôm ĐBSCL đều “rầu rĩ” vì giá tôm. Trong tháng 4, giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg đã giảm đến 20.000 đồng/kg so với tháng 3, xuống còn 110.000 - 120.000 đồng/kg. Tôm cỡ 100 - 110 con/kg cũng giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg, xuống còn 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Sang tháng 5, giá tôm không cải thiện mà tiếp tục giảm tại các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… Hiện giá tôm vùng ĐBSCL đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Cụ thể, thương lái ở Sóc Trăng thu mua tôm thẻ loại 100 con/kg chỉ còn khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 60 con/kg giá cũng rất thấp, ở mức gần 100.000 đồng/kg.
Giá tôm giảm sâu do mất cân bằng cung – cầu trên toàn thế thời gian qua khiến nhiều nông dân nuôi tôm ở ĐBSCL “méo mặt”.
=>> Xem chi tiết tại đây.
16. Tàu du lịch Cát Bà - Hạ Long sẽ không còn bị “cấm vận”?
Trong 2 ngày 31/5 và 01/6, hai địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ “ngồi lại với nhau” để bàn phương án kết nối phương tiện thủy phục vụ du khách giữa Hạ Long và Cát Bà.
Theo đó, UBND thành phố Hải Phòng đã giao Sở Du lịch chủ trì cùng các ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện, nội dung liên quan, cử lãnh đạo tham gia chương trình làm việc và phối hợp chặt chẽ với Đoàn công tác của Tổng cục Du lịch sẽ khảo sát và làm việc tại Hạ Long và Cát Bà vào 2 ngày 31/5 và ngày 01/6.
“Nguồn cơn” dẫn đến sự kiện này xuất phát từ việc 1 du khách người Úc phản ánh về tour du lịch “hành xác” khi thăm quan Vịnh Hạ Long và Cát Bà trên tàu Hoàng Phương vào đầu tháng 5/2018. Sau khi nhận được thông tin phản ánh của du khách này, các ngành chức năng Quảng Ninh vào cuộc. Kết quả, tàu Hoàng Phương có “quê quán” từ Quảng Ninh nhưng đã bị chấm dứt hoạt động trên vịnh Hạ Long từ tháng 8/2017. Sau đó, con tàu này “dạt” sang Cát Bà để khai thác du lịch dưới hình thức hợp đồng chở khách thăm quan tại khu vực đảo Cát Bà.
=>> Xem chi tiết tại đây.
17. Phiên đấu giá bất thường tại Khánh Hoà
Thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Diên Khánh thì buổi đấu giá đối với 46 lô đất ở nông thôn tại 3 xã là: Diên Bình, Diên Điền, Diên Sơn (huyện Diên Khánh) mỗi lô có diện tích từ hơn 150m2 đến hơn 300m2 và giá khởi điểm được UBND tỉnh phê duyệt đưa ra đấu giá là khoảng 500 nghìn đồng/m2.
=>> Xem chi tiết tại đây.
18. Khuất tất đất vàng
Câu chuyện đất vàng đang được dư luận quan tâm vì nó sinh ra quá nhiều khuất tất. Thương vụ mua hơn 32 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM được thực hiện giữa Quốc Cường Gia Lai và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn Văn phòng Thành ủy TP HCM) với mức chuyển nhượng bèo bọt - 1,29 triệu/m2 đất ở khu vực thị trường bất động sản nóng sốt đang gây bất bình dư luận.
=>> Xem chi tiết tại đây.
19. Lịch sử “buồn” của khu đất vàng bỏ hoang 15 năm tại TP Nha Trang
Một khu đất vàng nằm ngay vị trí đắc địa giữa đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai (phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang) đã bị bỏ hoang 15 năm nay với bao nhà đầu tư đến rồi đi.
Khu đất 48 - 48A Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang có diện tích 3.642,2 m2, với hai mặt tiền đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là một trong những vị trí được xem là đẹp nhất, đắc địa nhất, ở ngay trung tâm Thành phố và đối diện bờ biển Nha Trang.
Hiện nay công tác đấu thầu khu đất này đã được tái khởi động và đang bước vào giai đoạn chấm thầu.
=>> Xem chi tiếttại đây.
20. Khu Ngoại Giao đoàn: Chủ đầu tư ép cư dân nhận nhà khi chưa đủ điều kiện bàn giao
Sáng 27/5, khách hàng mua nhà tại dự án khu Ngoại Giao đoàn (Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã đồng loạt xuống đường phản đối chủ đầu tư ép cư dân nhận căn hộ khi chưa đủ điều kiện bàn giao.
Chung cư N03-T3&T4 tại khu Ngoại Giao đoàn do Công ty Cổ phần xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (VINAENCO) làm chủ đầu tư.
=>> Xem chi tiết tại đây.
21. Tỷ giá tăng "chóng mặt" do đâu?
Trong những ngày qua, tỷ giá của các ngân hàng thương mại đã liên tục được điều chỉnh tăng. Điều gì dẫn đến những biến động này trên thị trường ngoại tệ?
Theo TS. Phan Minh Ngọc- Giám đốc Intelligence Service Partners (Singapore), sự biến động của tỷ giá là khó tránh khỏi. NHNN trong thời gian qua đã hoàn toàn có đủ khả năng ổn định tỷ giá tiền đồng. Quỹ dự trữ ngoại hối đã được bổ sung liên tục đủ để can thiệp thị trường ngoại tệ trong phạm vi vài tỷ USD mà không làm ảnh hưởng quá lớn đến "sức khỏe" của quỹ này.
Ngoài ra, NHNN còn có sẵn một vài công cụ để siết tỷ giá nếu xét thấy cần thiết, chẳng hạn quy định siết chặt hơn việc vay mượn bằng ngoại tệ. Hiện NHNN tiếp tục gia hạn cho các đối tượng được phép vay mượn bằng ngoại tệ, dẫn đến tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng trưởng mạnh hơn tăng trưởng tín dụng bằng tiền đồng từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, cơ chế tỷ giá trung tâm cũng cho phép NHNN "trói" tỷ giá tại các ngân hàng thương mại trong ngắn hạn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
22. Đã đến lúc “bắt đáy” cổ phiếu?
Nửa đầu năm 2018 có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của các nhà đầu tư chứng khoán khi chứng kiến sự biến động chóng mặt của thị trường.
Khi VN-Index lập kỷ lục ở 1.211 điểm vào ngày 10/04/2018 khiến nhà đầu tư hào hứng. Nhưng không lâu sau đó, ngày 28/5, VN-Index đã quay ngược đầu trở thành chỉ số giảm mạnh nhất thế giới trong quý II/2018 khi có thời điểm chỉ còn 916 điểm vào ngày 29/5.
VN-Index đã giảm khoảng hơn 20% so với đỉnh cao vừa qua. Theo một số chuyên gia, mức giảm này đủ để các nhà đầu tư xem xét mua vào tùy theo khẩu vị rủi ro với tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn.
=>> Xem chi tiết tại đây.
23. Lợi - hại từ chia cổ tức bằng cổ phiếu
Bản chất của trả cổ tức bằng cổ phiếu là chia tách cổ phiếu, điều thường thấy ở những doanh nghiệp có giá cổ phiếu quá cao. Nguồn chia cổ tức là phần lợi nhuận giữ lại sẽ được bổ sung vào vốn điều lệ, giúp Cty tăng vốn.
Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, và cho đến gần giữa năm 2018, nhiều doanh nghiệp lớn đua nhau trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chẳng hạn, CTCP Transimex (TMS) trả 25%, Tập đoàn Đất Xanh (DXG) 13%... Mức trả lớn có CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) với 50%, CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom – FOX) hay CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) trả đến 70%.
Tỷ lệ trả cổ tức càng cao thì nhà đầu tư càng nhận được nhiều “giấy”. Số “giấy” này thực sự có giá trị hay không còn tùy thuộc vào ban lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng số lợi nhuận giữ lại chuyển sang vốn điều lệ kia có hiệu quả hay không.
=>> Xem chi tiết tại đây.
24. Xử lý khủng hoảng thương hiệu nhìn từ Starbucks
Khóa đào tạo 175.000 nhân viên Starbucks vừa qua không phải là khóa đào tạo đơn thuần, mà là cách để hãng này lấy lại hình thương hiệu toàn cầu của mình sau vụ bê bối hồi tháng 4 vừa qua.
Đây là khóa đào tạo bắt buộc và có khoảng 8.000 cửa hàng và văn phòng của Starbucks phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian 4 giờ ngày 29/5. Khóa đào tạo được triển khai sau khi xảy ra sự việc 2 người đàn ông da đen bị cảnh sát bắt tại một cửa hàng Starbucks ở Philadelphia trong khi đợi bạn chỉ vì không gọi nước uống.
=>> Xem chi tiết tại đây.
25. EU thay đổi cách thức phê chuẩn FTA
Cách tiếp cận mới của Liên minh châu Âu (EU) trong việc phê chuẩn các hiệp định tự do thương mại (FTA) sẽ giúp việc thông qua thỏa thuận này được thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Bộ trưởng thương mại các nước thuộc EU đã nhất trí với phương pháp tiếp cận mới trong việc ký kết và phê chuẩn các FTAs. Theo đó, một hiệp định có thể được phê chuẩn mà không cần thông qua Nghị viện các quốc gia thành viên.
=>> Xem chi tiết tại đây.
26. Bê bối chính trị ở Italy và phép thử mô hình Châu Âu
Châu Âu dẫn dắt thế giới từ mấy thế kỷ nay, giá trị châu Âu đã được kiểm chứng. Thế kỷ 21, điểm “nóng” trỗi dậy chuyển về Châu Á, cùng với cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế với mật độ ngày càng dày như một phép thử cho mô hình Châu Âu.
Chủ nghĩa tư bản - nơi tập trung cao độ những thành tựu của nhân loại, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị mang tính chu kỳ, như một thứ “đặc sản”. Đáng chú ý nhiều năm trở lại đây, các cuộc khủng hoảng luôn xuất phát từ những nước tư bản “già”.
Ở khía cạnh nào đó, phong trào Brexit ở Anh quốc cũng được coi như một cuộc khủng hoảng trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU). Điều gì đang xảy ra với tổ chức được coi là khoa học chặt chẽ nhất hành tinh?.
=>> Xem chi tiết tại đây.
27. Anh có nghe thấy “thuế” nói gì không?
Người ta có câu: “Có hai thứ không thể tránh được, đó là cái chết và thuế”. Chết là lẽ của Tạo hóa và muôn người đều “bình đẳng” ở đây. Nộp thuế là nghĩa vụ của người dân, quyền thu là ở Nhà nước.
Nộp thuế, nói chung là chẳng vui vẻ gì nên ở mọi nơi, mọi thời kỳ, muôn mặt đời thường đều mang tâm trạng thuế.
=>> Xem chi tiếttại đây.
28. Đặc khu kinh tế đang mất dần lợi thế?
Cách đây khoảng nửa tháng, một nhóm chuyên gia Việt Nam chúng tôi được Ngân hàng Thế giới (WB) mời đến để thảo luận học thuật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Việt Nam (gọi tắt là “đặc khu”). Họ chuẩn bị một tập tài liệu, trong đó có hai cuốn sách rất quan trọng về kinh nghiệm đặc khu kinh tế (SEZ) trên thế giới và ở Trung Quốc.
Tôi nhìn lướt, thấy cuốn “Đặc khu kinh tế: Tiến trình, Những thách thức nổi bật và Đường hướng tương lai” do Thomas Farole và Gokhan Akinci chủ biên, và cuốn “Các đặc khu kinh tế và cụm ngành công nghiệp đã dẫn dắt sự phát triển chóng vánh của Trung Quốc như thế nào?” của Douglas Zhihua Zeng.
Cả hai cuốn này đều xuất bản năm 2011 và sau đó hình như WB không ra thêm ấn phẩm về chủ đề này. Dẫu vậy, đây vẫn là tài liệu hữu ích để hiểu về một chủ đề đang nóng ở Việt Nam năm 2018 khi mà Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc đang được lựa chọn để trở thành những đặc khu thế hệ kế tiếp ở Đông Nam Á. Đây có thể là một cơ hội, cũng có thể là "bẫy thể chế" đối với tiến trình cải cách của Việt Nam.
=>> Xem chi tiết tại đây.
29. Đề xuất hợp thức hoá thị trường đặt cược thể thao
Sáng 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Giải trình về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Phan Thanh Bình cho đây là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét.
Lý do là trong những năm qua, thị trường đặt cược thể thao trên thế giới có xu hướng phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đã chính thức hợp pháp hóa hoạt động đặt cược thể thao như Mỹ, Anh, Australia, Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Brazil…
Một số quốc gia châu Á có điều kiện xã hội gần với Việt Nam cũng đã đưa hoạt động này vào quản lý, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia…
Việc hợp thức hóa thị trường đặt cược thể thao nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường này, hạn chế các tác động xấu đối với xã hội, đáp ứng nhu cầu về giải trí của một bộ phận người dân và đem lại một khoản thu cho ngân sách nhà nước.
Đồng thời, hiện nay Chính phủ đã cho phép kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 275/TTg-PL ngày 27/2/2018 đề nghị bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về đặt cược thể thao trong dự thảo Luật.
=>> Xem chi tiết tại đây.
30. Đừng đẩy ngư dân vào đường cùng
Sau thảm nạn Chan Chu vào tháng 5/2006 cả làng biển Bình Minh, Thăng Bình có 87 ngư dân bỏ mình giữa biển Hoàng Sa, lão kình ngư Trần Văn Liên trở về mang nổi ám ảnh và ôm ấp giấc mơ đóng con tàu lớn. Gần 10 năm sau, giấc mơ của ông thành hiện thực khi quyết định bán con tàu của mình và vay mượn thêm 750 triệu đồng làm vốn đối ứng để được BIDV cho vay gần 16 tỉ đồng đóng mới con “tàu 67”. Tàu đóng hoàn thành chuẩn bị chạy chuyến biển đầu tiên thì máy chính bị sự cố và các bên liên quan đùn đẩy trách nhiệm buộc ông phải đưa vụ việc ra tòa. Đã gần 3 năm trôi qua con tàu vẫn nằm bờ phơi mưa nắng đã đẩy gia đình ông Liên lâm vào cảnh khốn cùng...
Từ niềm hy vọng sẽ trở thành phao cứu sinh, nhưng khi đi vào thực tế, “Tàu 67” đã đẩy nhiều ngư dân lâm vào tình cảnh khốn cùng...
=>> Xem chi tiếttại đây.