Tin ở hoa hồng

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nhân là… con buôn hay kinh doanh 1 vốn 4 lời là một điều gì sai trái?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nằm ở những chương trình từ thiện nhiều tỷ đồng, hay nằm ở chính việc phát triển bền vững và mạnh mẽ?

Trước khi đặt bút viết bài này, tôi đã đàm luận nhẹ với người bạn của mình. Tại sao chúng lại luôn có một tâm thế… ghét người giàu, coi những người làm kinh doanh là…con buôn? Tại sao chúng ta lại cho rằng việc kinh doanh 1 vốn 4 lời là có gì đó trái đạo đức? Tại sao các doanh nghiệp lại cần phải “đánh bóng” thương hiệu bằng các tài trợ từ thiện nhiều tỷ đồng và đâu mới là trách nhiệm xã hội thực sự của doanh nghiệp?

Một vốn bao nhiêu lời là do sự quyết định của thị trường!

Chúng tôi thống nhất với nhau rằng hoàn toàn không có gì sai khi doanh nghiệp kỳ vọng một mức lợi nhuận tốt nhất. Giá bán ra của sản phẩm được đo bằng sự chấp nhận của thị trường, và trường hợp 1 vốn 4 lời (hay thậm chí nhiều hơn) là hoàn toàn hợp pháp.

Có nhiều thứ trong qúa trình sản xuất khó có thể được đo đếm bằng tiền và tính vào giá vốn, ví dụ như các nghiên cứu khoa học, các sáng chế, hay đơn giản chỉ là các ý tưởng độc đáo, tạo trend, hợp thời, hợp nhu cầu người dùng, thậm chí là vượt hơn cả mong đợi.

Ví dụ như một chiếc điện thoại iPhone có giá bán cao hơn rất nhiều so với các điện thoại có cùng tính năng khác, thậm chí là các chi tiết sản xuất cũng không có gì xuất sắc hơn.

Tuy nhiên, chúng ta đều đang sử dụng iPhone như một “biểu tượng” để thể hiện giá trị của chính bản thân mình và mặc nhiên chấp nhận giá “cắt cổ”.

Apple vẫn là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận “khủng” trên toàn cầu, và rõ ràng là chúng ta không cảm thấy có vấn đề gì ở đây.

Chúng ta có thể nhìn nhận một vấn đề khác - ở thị trường thực phẩm chức năng. Có rất nhiều sản phẩm được cho là có giá “trên trời”, và sự thật là nếu so sánh giá thành sản xuất với giá bán trên thị trường thì việc 1 vốn 4 lời là có. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này có gì đó trái đạo đức, thậm chí là cáo buộc kinh doanh “bẩn” khi thu lợi lớn từ những người đang mang bệnh hoặc có vấn đề về sức khoẻ. Nhưng khi nhìn vào sự phát triển của các doanh nghiệp ngành này, chúng ta lại thấy… hợp tình hợp lý! Lợi nhuận được tái đầu tư nhanh chóng vào sản xuất, vào công nghệ, và kết quả là, sẽ ngày càng có nhiều người được chăm sóc sức khoẻ bởi các sản phẩm tốt, giải quyết được “nỗi đau” của họ.

Sự hiện diện các doanh nhân trong những hoạt động xã hội, sẽ mang đến sự phát triển lành mạnh, bền vững cho doanh nghiệp và sự thịnh vượng cho xã hội. (Ảnh: Chương trình “Hội tụ nữ doanh nhân Duyên hải phía Bắc” 2021 với chủ đề “Nữ doanh nhân và việc tử tế” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức)

Sự hiện diện các doanh nhân trong những hoạt động xã hội, sẽ mang đến sự phát triển lành mạnh, bền vững cho doanh nghiệp và sự thịnh vượng cho xã hội. (Ảnh: Chương trình “Hội tụ nữ doanh nhân Duyên hải phía Bắc” 2021 với chủ đề “Nữ doanh nhân và việc tử tế” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức).

Xin nhắc lại, giá bán ra của sản phẩm được đo bằng sự chấp nhận của thị trường, của người dùng. Và không có bất kỳ luật pháp hay đạo đức nào quy định mức lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp chỉ được đạt bao nhiêu %.

Sẽ chỉ là sai trái khi các sản phẩm được đưa ra lưu thông trên thị trường không có chất lượng – hiệu qủa tương xứng, đảm bảo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất – kinh doanh đã công bố và được công nhận. Trong trường hợp này, thì kể cả với mức lợi nhuận thấp, việc kinh doanh cũng vi phạm pháp luật và đạo đức.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nằm ở đâu?

Cụm từ “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp thường được hiểu là một sự đóng góp của cho các hoạt động từ thiện/ xã hội, bên ngoài các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Các hoạt động này có ý nghĩa không? Có – nhưng đó mới chỉ là một phần (rất) nhỏ.

Trách nhiệm xã hội lớn nhất của doanh nghiệp nằm ở việc đóng thuế và đảm bảo an sinh, quyền lợi người lao động, sự ổn định, phát triển bền vững của chính đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp.

Vậy còn trách nhiệm xã hội của doanh nhân?

Mới đây, tôi có tham gia một chương trình đào tạo của ông Nguyễn Phúc Quang Ngọc – Chủ tịch Thiên Minh Book, một chuyên gia đào tạo khá có tiếng trên thị trường, người đã đưa rất nhiều đầu sách quý như bộ The Secret, The Magic, The Hero, The Power,… của Rhonda Byrne và bộ Bí mật dotcom, Bí mật chuyên gia,… của Rusell Brunson về Việt Nam. Trong chương trình đào tạo Triệu phú thức tỉnh của anh Ngọc, yếu tố Làm chủ Tâm của người doanh nhân được nhắc đến và đề cao. Không hẳn là bạn phải một tôn giáo nào nhất định hay tu tập bài bản gì, vấn đề Làm chủ Tâm chỉ đơn giản là quá trình các doanh nhân dành thời gian nhất định cho chính mình, đi sâu vào trong bản thân mình, loại bỏ những hạt giống xấu, gieo xuống những hạt giống tốt để công việc kinh doanh có nền tảng dựa trên Sự Thật và phát triển bền vững.

Những nền tảng căn bản này từ Tâm và từ sự hiện diện của chính người doanh nhân trong các hoạt động, sẽ mang đến sự phát triển lành mạnh và bền vững cho doanh nghiệp, mở mang công ăn việc làm, sự thịnh vượng cho xã hội.

Đó mới là trách nhiệm xã hội lớn nhất!

Và cũng là điểm tựa mang lại niềm tin của xã hội với Tâm thế của người doanh nhân, và uy tín của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tin ở hoa hồng tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718988 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718988 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10