Toan tính mới của Pepsi

Trương Khắc Trà 01/03/2020 05:09

Giữa nỗi lo phải ngừng hoạt động, Pepsi vừa mạnh tay chi hơn 700 triệu USD mua một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh online tại Trung Quốc.

Đây được cho là bước đi chiến lược của Pepsi nhằm đẩy mạnh sang lĩnh vực thức ăn nhanh.

p/Pepsi vừa mạnh tay chi hơn 700 triệu USD mua một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh online tại Trung Quốc.

Pepsi vừa mạnh tay chi hơn 700 triệu USD mua một doanh nghiệp bán đồ ăn nhanh online tại Trung Quốc.

Cú đón đầu đầy ý đồ

Còn nhớ cách đây chưa đầy 4 năm, “người tiền nhiệm” đã mua về Be&Cherry từ một ông chủ khác với giá 136,5 triệu USD. Có nghĩa rằng, Pepsi đã trả gấp hơn 5 lần để sở hữu lại doanh nghiệp này.

Theo nhiều chuyên gia, dù dịch SARS-CoV-2 đang bùng phát mạnh ở Trung Quốc, nhưng quyết định này của Pepsi vẫn là bước đi hợp lý. Bởi vì Be&Cherry đang sở hữu mảng bán hàng trực tuyến khá lớn, nên không chịu tác động nhiều bởi đại dịch.

Hơn nữa, thị trường đồ ăn nhẹ tại Trung Quốc được định lượng khoảng 427 tỷ USD, một con số khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với GDP của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.

Ngoài ra, Pepsi đã là nhà cung cấp đồ uống lớn nhất nhì thế giới, lần này kết hợp với thức ăn nhanh, phù hợp với mọi lứa tuổi và xã hội công nghiệp đang lên tại Trung Quốc sẽ là hai “gọng kìm” mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm

  • Tưởng dễ mà không hề: Tại sao phần lớn các startup đồ uống lại thất bại?

    Tưởng dễ mà không hề: Tại sao phần lớn các startup đồ uống lại thất bại?

    05:20, 13/01/2020

  • Ngành thực phẩm và đồ uống dự báo đến năm 2020 tăng 10,9%

    Ngành thực phẩm và đồ uống dự báo đến năm 2020 tăng 10,9%

    05:05, 09/11/2019

  • Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên ra mắt ống hút giấy cho đồ uống đóng hộp tại châu Âu

    Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên ra mắt ống hút giấy cho đồ uống đóng hộp tại châu Âu

    14:40, 20/07/2019

  • Facebook, Instagram và Twitter sẽ sớm có mặt trên Huawei AppGallery

    Facebook, Instagram và Twitter sẽ sớm có mặt trên Huawei AppGallery

    07:00, 01/03/2020

  • 6 nhãn hàng xa xỉ vào danh sách thương hiệu danh giá nhất thế giới

    6 nhãn hàng xa xỉ vào danh sách thương hiệu danh giá nhất thế giới

    07:00, 01/03/2020

Triết lý kinh doanh

Tại Việt Nam, Pepsi đã bán mảng đồ uống cho một doanh nghiệp của Nhật và mở một công ty thực phẩm- PepsiCo Foods.

Với lợi thế là một thương hiệu toàn cầu, đường ra thị trường hay hệ thống phân phối chính là chiến lược cốt lõi để những nhãn hàng tiếp theo của PepsiCo Foods khẳng định vị thế của mình.

Trong chiến lược của mình, Pepsi thường chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn. Bên cạnh đó, Pepsi điều chỉnh giá sản phẩm để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay, chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn… Đó là chiến lược kinh doanh đã mang lại nhiều thành công cho Pepsi trong nhiều năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Toan tính mới của Pepsi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO