Theo BTCT hợp nhất quý 4 của Tôn Hoa Sen, HSG đã lỗ tới gần 102 tỷ đồng, kéo theo lũy kế cả niên độ 2017-2018 ghi nhận lãi ròng cả giảm hơn 69%, về còn 410 tỷ đồng. To
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4 với con số lỗ tới gần 102 tỷ đồng, kéo theo lũy kế cả niên độ 2017-2018 ghi nhận lãi ròng cả giảm hơn 69%, về còn 410 tỷ đồng.
Quý 4/2017-2018, HSG đạt gần 8.565,9 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng gần 23,5% so với cùng kỳ niên độ trước.
Tuy nhiên, giá vốn tăng cao đã “ăn mất” phần lớn lợi nhuận gộp của HSG. Vì thế biên lãi gộp trong quý này suy giảm mạnh xuống mức 8,45%, trong khi con số này lên đến 16,3% vào quý 4/2016-2017. Hệ quả, dù doanh thu tăng trưởng tốt, cổ đông HSG có lẽ chẳng mấy mừng vui khi mà lãi gộp sụt giảm đến 36% so với cùng kỳ 2016-2017, xuống còn 723,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chi phí tài chính trong quý 4/2017-2018 của HSG cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2016-2017, lên mức gần 351 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay là 234,6 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá là 116,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 53,9% và 595.9% so với các con số trong quý 4/2016-2017.
Tuy nhiên, các chi phí tài chính kể trên cũng được bù đắp phần nào bởi HSG cũng ghi nhận khoản thu lớn lên đến gần 134 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động đầu tư là 102 tỷ đồng và khoản lợi chênh lệch tỷ giá gần 31,3 tỷ đồng.
Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 4/2017-2018 cũng được tiết giảm gần 24,7% so với cùng kỳ niên độ trước, xuống còn 196,4 tỷ đồng.
Nhưng nguồn thu từ hoạt động tài chính và sự tiết giảm trong chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn không đủ để “cứu" HSG. Quý 4/2017-2018, với khoản lỗ ròng 101,8 tỷ đồng, Công ty ghi nhận quý thua lỗ đầu tiên kể từ quý 4/2009-2010.
Kết quả cả niên độ 2017-2018, HSG đạt 34.441,4 tỷ đồng doanh thu thuần, vượt 14,8% kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, với khoản lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 410 tỷ đồng, Công ty chỉ mới thực 30,4% chỉ tiêu đề ra, cách quá xa con số kế hoạch.
So với đầu niên độ 2017-2018, tổng tài sản của HSG vào thời điểm 30/09 không thay đổi nhiều, tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu tài sản từ ngắn hạn sang dài hạn là điều đáng nói.
Tại thời điểm 30/09/2018, tài sản ngắn hạn của HSG là 10.956 tỷ đồng, giảm gần 1.960 tỷ đồng so với đầu năm. Chủ yếu là do mức giảm 26% của hàng tồn kho so với đầu niên độ 2017-2018, qua đó khoản mục này ghi nhận giá trị 6.562,5 tỷ đồng vào thời điểm 30/09/2018.
Động thái gom thị phần miền Trung Bắc, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố chủ trương tái cấu trúc hệ thống phân phối, trong đó Tập đoàn sẽ làm việc, đàm phán với Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen để nhận chuyển nhượng các chi nhánh thuộc quyền sở hữu, quản lý khai thác của Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen tại một số tỉnh thành, để đảm bảo tại tỉnh thành đó sẽ hiện diện 100% chi nhánh/cửa hàng thuộc HSG. Các tỉnh thành nhận chuyển nhượng chủ yếu sẽ tập trung tại khu vực miền Bắc và miền Trung.
Ngược lại, để hài hoà lợi ích, HSG sẽ chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen một số ít chi nhánh/cửa hàng tại một số tỉnh thành miền Nam nhằm thuận tiện cho công tác quản lý của các bên.
Thanh khoản thời gian gần đây của HSG cũng đột biến trên thị trường chứng khoán, trung bình có khoảng 4-5 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên.