Đằng sau câu chuyện "khai tử" thương hiệu Gỗ Trường Thành

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù vẫn giữ mã chứng khoán là TTF, nhưng Chủ tịch U&I Investment Mai Hữu Tín quyết định xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành và thay bằng Total Furniture.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 tổ chức gần đây, ông Mai Hữu Tín cho biết, khi mua cổ phần Gỗ Trường Thành (TTF) chấp nhận phải "giết chết" thương hiệu do cổ đông sáng lập gây dựng, là có lỗi với cổ đông.

Theo ông Mai Hữu Tín, Sở dĩ phải xóa thương hiệu gỗ Trường Thành bởi thương hiệu này mặc dù đã tồn tại trên thị trường một thời gian dài nhưng lại có nhiều vấn đề, nhiều lỗi.

Theo ông Mai Hữu Tín, sở dĩ phải xóa thương hiệu gỗ Trường Thành bởi thương hiệu này có nhiều vấn đề, nhiều lỗi.

Với vai trò là Tổng giám đốc trong gần 2 năm và mới nhận chức Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành, ông Tín nói rằng ban lãnh đạo đã mất hơn một năm để tạo dựng thương hiệu mới là Total Furniture. Sở dĩ phải xóa thương hiệu gỗ Trường Thành bởi thương hiệu này mặc dù đã tồn tại trên thị trường một thời gian dài nhưng lại có nhiều vấn đề, nhiều lỗi và nếu giữ lại sẽ ảnh hưởng không tốt đến cổ đông và doanh nghiệp sau khi M&A.

Hướng đến công ty nội thất số 1 Đông Nam Á

Vẫn theo ông Tín, để biến Total Furniture trở thành công ty nội thất số 1 Đông Nam Á sẽ là quá trình rất dài và việc sáp nhập Total Furniture với Sứ Thiên Thanh là một mắt xích trong quá trình đó bởi ông cho rằng “những cái đứng sau thương hiệu sẽ tạo ra giá trị cho thương hiệu đó”. Sứ Thiên Thanh có vốn điều lệ 117,6 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn vật liệu xây dựng; khai thác đá, cát, sỏi và CTCP Đồng Tâm của "bầu Thắng” sở hữu 47,3% vốn điều lệ. Công ty đạt lợi nhuận sau thuế 12,58 tỷ đồng năm 2015 nhưng giảm xuống chỉ còn 5,11 tỷ đồng vào năm ngoái.

Dựa trên kế hoạch đã được đại hội cổ đông thông qua, TTF sẽ chào bán 96,6 triệu cổ phiếu để hoán đổi theo tỷ lệ 8,21:1 với cổ phiếu Sứ Thiên Thanh. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của TTF sẽ tăng từ hơn 2.146 tỷ đồng lên gần 3.146 tỷ đồng. Sau sáp nhập, TTF và Sứ Thiên Thanh sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó Sứ Thiên Thanh sẽ được chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do TTF sở hữu 100% vốn.

Ông Tín lý giải thương vụ sáp nhập với Sứ Thiên Thanh là vì ông “rất yêu thích thương hiệu được sinh ra từ năm 1950 và Việt Nam rất ít thương hiệu lâu đời”. Đồng thời, việc sáp nhập cũng cho phép TTF tham gia chuỗi cung ứng trọn gói cho các chủ đầu tư, từ nội thất cho đến vật liệu xây dựng. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ông Tín vẫn kỳ vọng TTF đạt doanh thu 1.700 - 1.900 tỷ đồng trong năm nay và có lãi.

Gỗ Trường Thành vướng vào các khoản nợ khủng

Gỗ Trường Thành từng là một trong các thương hiệu gỗ lớn tại Việt Nam, thuộc 30 doanh nghiệp đầu tiên được Chính phủ chọn vào chương trình Thương hiệu Quốc gia. Từ năm 2005, công ty liên tục tăng trưởng với mức doanh thu vượt 3.000 tỷ đồng vào năm 2011.

Tuy nhiên, đầu tư lớn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế khiến TTF gặp khó khăn, lần đầu tiên giảm doanh thu năm 2012. Hàng tồn kho lớn và dư nợ vay gây áp lực lên dòng tiền, nhà sáng lập Võ Trường Thành đã phải đề nghị các ngân hàng giãn nợ và lãi vay vào năm 2013 để tránh nguy cơ ngừng hoạt động. Tới 2014, công ty bắt đầu có lãi. 

Tuy nhiên năm 2016, Tân Liên Phát, công ty con của Vingroup mua 49,9% cổ phần TTF và có ý định chuyển đổi nợ vay của TTF thành vốn cổ phần thì vấn đề về hàng tồn kho mới thực sự lộ diện. Kiểm toán cho thấy hàng tồn kho bị thiếu hụt 980 tỷ đồng, lỗ hơn 1.200 tỷ đông và nợ vay cao kỷ lục hơn 2.600 tỷ đồng. 

Sau đó, nhà sáng lập Võ Trường Thành từ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tân Liên Phát thoái vốn thì ông Mai Hữu Tín và công ty xây dựng U&I bắt đầu mua cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn. Ước tính, Xây dựng U&I đã chi hơn 232 tỷ đồng để sở hữu 29 triệu cổ phiếu TTF, tương ứng với 20% vốn điều lệ.

Ông Tín tiếp nhận Gỗ Trường Thành khi doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt vấn đề. Đó không chỉ là lỗ luỹ kế lớn mà còn là nợ xấu với ngân hàng và các nhà cung cấp, số liệu tồn kho không chính xác và khó sử dụng; mất người giỏi, đầu tư phân tán và không hiệu quả, thiếu khách hàng tốt. Đặc biệt, vấn đề lớn nhất là quản trị kém.

Gỗ Trường Thành khi ấy như một cơ thể nhiều bệnh tật nên ông Tín cùng lúc phải xử lý hoàng loạt vấn đề, trong đó, ông Tín đặc biệt chú trọng vào câu chuyện cải thiện chất lượng quản trị, khâu yếu kém nhất khiến nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu Việt Nam rơi vào khủng hoảng và thua lỗ nặng nề.

“Những việc mà TTF đặt trọng tâm bao gồm tăng vốn, thanh lý hàng tồn không cần thiết và các khoản đầu tư không hiệu quả, tăng chất lượng con người và công tác quản trị, tập trung vào nơi mà TTF có thế mạnh lớn nhất là cung ứng hàng nội thất cho các dự án trong nước”, ông Tín nói.

Tuy nhiên, vấn đề làm ban lãnh đạo đau đầu là nên giữ lại thương hiệu Gỗ Trường Thành hay phát triển một thương hiệu mới. Cuối cùng, thương hiệu Total Furniture ra đời.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đằng sau câu chuyện "khai tử" thương hiệu Gỗ Trường Thành tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714068041 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714068041 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10