27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ" tại TP HCM (Kỳ II): Nhập nhèm dự án treo... dân bị “treo quyền lợi”?

Diendandoanhnghiep.vn Nhập nhèm dự án treo hay chính quyền thiếu trách nhiệm trong công tác đền bù GPMB khiến hơn 20 năm qua người dân bị “treo quyền lợi”, mặc dù đã có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng?

Như DĐDN đã thông tin ở kỳ trước, ông Ngô Mạnh Hân (địa chỉ 211A, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM), gửi đơn cho các cơ quan báo chí phản ánh về việc: “Trong suốt 27 năm qua ông không thể xin cấp giấy chủ quyền hợp pháp với diện tích 17.000 m2 đất tại quận Thủ Đức, TP HCM, mặc dù việc mua bán trên là hoàn toàn hợp pháp, có giấy tờ mua bán, chứng nhận của bên bán, bên mua, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất hợp lệ. Thế nhưng không hiểu lý do gì, UBND quận Thủ Đức lại từ chối không cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hân, trong khi những người lấn chiếm đất của của ông thì lại được hợp thức hóa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Dự án treo… nút thắt từ đâu?

Mặc dù quyết định thu hồi đất của Thủ tướng đã trôi qua 22 năm, thế nhưng dự án nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (nay là Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội), quận Thủ Đức, TPHCM đến nay vẫn chưa thể hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án treo vẫn hoàn treo, đã khiến những người dân nằm trong vùng dự án cũng bị “treo quyền lợi”, gây bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua.

Khu đất 17.000m2 đất của ông Hân năm ftrong quy hoạch không thể làm được gì, thế nhưng suốt 27 năm qua ông không nhận được tiền đền bù mặc dù đã có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng

Khu đất 17.000m2 của ông Hân nằm trong quy hoạch, thế nhưng suốt 27 năm qua ông không nhận được tiền đền bù mặc dù đã có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng

Theo đó, tại Quyết định 190/TTG, ngày 29/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi 44.648m2 tại xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), giao Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, sử dụng diện tích nêu trên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Tuy nhiên điều lạ thay là dự án này vẫn dậm chân tại chỗ, không triển khai được một hạng mục nào, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa đâu vào đâu, thế nhưng dự án này lại không bị thu hồi đang là vấn đề hết sức nhức nhối.

Trước những bất cập trên, một động thái được cho là tích cực góp phần tháo gỡ nút thắt, cụ thể:  Ngày 16/9/2016, UBND TPHCM ban hành Quyết định 4844/QĐ-UBND về gia hạn thời gian thực hiện dự án với thời hạn 24 tháng. Thế nhưng dự án này vẫn không có gì tiến triển,  thời gian gia hạn đã quá 06 tháng nhưng dự án này vẫn tiếp tục treo và sẽ còn treo tới bao giờ vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ đang chờ đáp án? Và liệu chính quyền TP HCM có tiếp tục gia hạn cho dự án “treo” này nữa hay không, cũng đang rất cần câu trả lời chính xác từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND TP HCM về dự án nêu trên?

Song điều đáng nói là, bên cạnh quy công tác quy hoạch đã dẫn tới quy hoạch “treo” rồi đến dự án “treo”, thậm chí treo hàng chục năm không triển khai đã tạo ra ngòi nổ, là tâm điểm, nguyên nhân xuất hiện hàng loạt các vụ tranh chấp, khiếu kiện kéo dài nhiều năm nhưng chưa tìm ra giải pháp. Minh chứng cho sự việc nêu trên, trường hợp của ông Ngô Mạnh Hân mà DĐDN đã phản ánh ở kỳ trước là câu chuyện khá đặc biệt, cụ thể: Ông Ngô Mạnh Hân là người sở hữu 17.000m2 đất nằm trong dự án, và diện tích đất này bắt nguồn từ năm 1992, khi ông nhận chuyển nhượng của ông Đào Hồng Tài (có xác nhận của UBND phường Hiệp Bình Chánh) khu đất có diện tích 17.000m2 với giá 556 cây vàng. Sau đó ông Hân đến UBND huyện Thủ Đức nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSDĐ) khu đất. Tuy nhiên không hiểu lý do gì chính quyền quận Thủ Đức lại không cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông. Trước những sự việc nêu trên, ông Hân chỉ biết quản lý đất của mình bằng cách rào chắn và cho người trông coi. Thời gian cứ trôi đi và đất của ông Hân đã vô tình nằm trong quy hoạch dự án từ lúc nào mà ông cũng chẳng hay biết.

Đến năm 1997, ông tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ khu đất, tuy nhiên, UBND huyện Thủ Đức không giải quyết, với lý do khu đất nằm trong diện quy hoạch theo Quyết định 190/TTg ngày 29/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ, nên ngừng việc hợp thức hóa và cấp GCNQSDĐ cho khu đất. Trước những sự việc trên, ông Hân chỉ còn cách giữ lại tất cả những giấy tờ liên quan tới thửa đất, trong đó có giấy tờ mua bán từ ông Đào Hồng Tài để chờ được đền bù.

Trong suốt thời gian chờ đền bù, phần đất ông Hân đã mua liên tục bị nhiều người chiếm dụng, xây nhà cửa, thậm chí sang tay qua nhiều người để thu lợi bất chính. Bức xúc trước những vấn đề trên, năm 2016, thấy dự án không triển khai, ông Hân lại tiếp tục thực hiện các thủ tục xin cấp GCNQSDĐ nhưng đều bị chính quyền quận Thủ Đức từ chối, hoặc “hứa hẹn” để cho qua chuyện mà không giải quyết cho ông. Và điều đáng nói là cũng trong chính thời gian này, ông Hân đã vô tình phát hiện một phần đất, khoảng 3.000m2 đã bị một số hộ dân lấn chiếm sử dụng của ông trước đó nhưng lại được UBND quận Thủ Đức cấp GCNQSDĐ đang là vấn đề hết sức phi lý.

Ai đang hưởng lợi từ dự án treo?

Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình xin cấp GCNQSDĐ nằm trong khu đất 17.000m2, ông Hân còn phát hiện chính quyền địa phương đã tiến hành đền bù với nhiều người, trong đó có ông Võ Văn Hy (ông Hy là người bán đất cho ông Đào Hồng Tài và có thửa đất nêu trên), hiện tại diện tích đất này không có tranh chấp, các giấy tờ vẫn được ông Hân lưu giữ).

ông Võ Văn Hy (ông Hy là người bán đất cho ông Đào Hồng Tài và có thửa đất cạnh ông Tài), hiện tại diện tích đất này không có tranh chấp, các giấy tờ vẫn được ông Hân lưu giữ).

Giấy bán 17.000 m2 đất giữa ông Võ Văn Hy và Đào Hồng Tài, và ông Tài đã bán lại cho Hân. Hiện tại diện tích đất này không có tranh chấp, các giấy tờ vẫn được ông Hân lưu giữ nhưng suốt 27 năm qua, tuy nhiên chính quyền quận Thủ Đức không giải quyết cho ông Hân, nhưng lại cấp GCNQSDĐ cho một số hộ lấn chiếm.

Thế nhưng, phần diện tích 14.954,6m2 còn lại nằm trong quy hoạch dự án thuộc một phần khu đất 17.000m2 của gia đình ông Hân mua từ năm 1992, lại không nhận được bất kỳ thông báo hay giấy mời nào đến để giải quyết đền bù đất, cũng không nhận được bất kỳ số tiền nào đền bù cho phần khu đất nằm trong quy hoạch dự án đang là câu hỏi nghi vấn về tính minh bạch trong công tác đền bù GPMB của chính quyền quận Thủ Đức.

Theo thông tin và tài liệu mà PV DĐDN thu thập được thì: Ngày 27/1/2014, UBND TPHCM có Quyết định 499/QĐ-UBND về việc về điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại Quyết định 190/TTg ngày 29/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 4729/QĐ-UBND ngày 22/10/2010 của UBND TPHCM, để giao đất xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn xuống còn 32.342m2 đất tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Ranh giới vị trí khu đất được xác định theo bản đồ hiện trạng do Công ty TNHH tư vấn đo đạc thiết kế Song Vàng lập ngày 24/7/2013, tại Hợp đồng số 13/HDSV2013 được Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) kiểm tra phê duyệt theo quy định, cho thấy: Phần diện tích 17.000m2 của ông Ngô Mạnh Hân, thực tế chỉ còn 14.954,6m2 nằm trong quy hoạch của dự án nhà ở cán bộ công nhân viên của Công ty Thuốc lá Sài Gòn. Còn lại 2.045,4m2 nằm ngoài dự án, thế nhưng ông Hân cũng không được cấp GCNSDĐ.

Trước những sự việc đó, ông Hân đã làm đơn khiếu nại, và ngày 29/11/2016, tại văn bản số 4862/UBND-TNMT của UBND quận Thủ Đức, trả lời khiếu nại của ông, với nội dung hồ sơ giấy tờ của ông… không có cơ sở để giải quyết, vì từ trước đến nay chỉ biết ông Võ Văn Hy và Đào Hồng Tài. Về việc GCNSDĐ đã cấp cho các hộ mà ông Hân cho rằng nằm trong khu đất 17.000m2 ông đã mua, UBND quận Thủ Đức cho rằng các hộ dân này đã thực hiện kê khai đất theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê sử dụng ruộng đất lâu dài...

Bức xúc trước sự việc nêu trên, ông Hân đã liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng như: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ TN-MT, UBND TPHCM, Thanh tra Sở TN-MT UBND quận Thủ Đức…Tuy nhiên, các cơ quan ban ngành khi nhận được đơn chỉ chuyển đơn yêu cầu về UBND quận Thủ Đức giải quyết, trong khi địa phương vẫn giữ nguyên quan điểm “không có cơ sở giải quyết”

Ngày 03/1/2019, Văn phòng UBND TP HCM có văn bản chỉ đạo Sở TN&MT và UBND quận Thủ Đức xem xét giải quyết. Thế nhưng sự việc đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.

Bức xúc trước sự việc nêu trên, ông Hân đã liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng như: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ TN&MT, UBND TPHCM, Thanh tra Sở TN&MT UBND quận Thủ Đức…Tuy nhiên, các cơ quan ban ngành khi nhận được đơn chỉ chuyển đơn yêu cầu về UBND quận Thủ Đức giải quyết, trong khi địa phương vẫn giữ nguyên quan điểm “không có cơ sở giải quyết”.

Hiện tại ông Hân đã gửi đơn ra tòa và đã được Tòa án nhân dân TP HCM thụ lý và đang chờ ngày giải quyết.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713961984 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713961984 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10