TP HCM đủ điều kiện là Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Xét về cả cơ hội và thách thức, có thể nói, TP HCM sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành một trung tâm tài chính.

TP HCM là trung tâm kinh tế tài chính quan trọng của Việt Nam. Một thành phố năng động với hơn 10 triệu dân - chỉ chiếm 9,36% dân số cả nước và 0,6% tổng diện tích Việt Nam, nhưng đóng góp 14% vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế và khoảng 27% vào Ngân sách Nhà nước.

TP HCM cũng chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài và được xem là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất về công nghệ và sản xuất trong khu vực.

Đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của TP HCM trong những năm qua là ngành dịch vụ và tài chính - là một trong chín ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố. Năm 1998, Sở Giao dịch chứng khoán được thành lập tại Thành phố, trở thành một trong những tiền đề quan trọng nhất để thị trường tài chính tăng trưởng ổn định, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của Thành phố.

Hiện tại, ngành tài chính có mức tăng trưởng trung bình khoảng 8,8%/năm, chiếm tỷ trọng 10% trong chín lĩnh vực dịch vụ chủ yếu và khoảng 5,7% trong Tổng sản phẩm quốc nội của thành phố (GRDP). Đây có thể được coi là một sự tăng trưởng tương đối nhanh.

Nhờ vậy, ngành tài chính đã giúp Thành phố huy động khoảng 460.000 tỷ đồng/năm để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, từ kinh nghiệm thực tế, ngành tài chính đã tạo ra khá nhiều cơ chế và chính sách, đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Xem xét những lợi thế của thị trường tài chính TP HCM, tình hình chính trị ổn định luôn là một yếu tố đáng chú ý. Về mặt địa lý, thành phố là điểm kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ở Đông Nam Việt Nam, đầu mối kết nối với các nền kinh tế khác trong khu vực...

Nói về lợi thế của TP HCM, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng phân tích: TP HCM là nơi kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Do đó, Thành phố có đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trung tâm tài chính lớn với các dịch vụ tài chính và ngân hàng được phát triển một cách phù hợp. Trong tương lai, TP HCM cũng kỳ vọng sẽ kết nối tốt với các trung tâm tài chính trong khu vực, như Singapore, Hong Kong (Trung Quốc).

Hơn nữa, xét về tăng trưởng kinh tế, TP HCM đang dẫn đầu cả nước về GRDP, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước. Tiềm năng phát triển kinh tế của Thành phố còn rất lớn, trong cả hai ngành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đó là cơ sở vững chắc, điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành tài chính thành phố.

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức mà TP HCM cần phải vượt qua để trở thành trung tâm tài chính trong khu vực và quốc tế. Sự kết nối giữa thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính thế giới không thực sự mạnh mẽ và các hoạt động xuyên biên giới vẫn đòi hỏi các thủ tục tương đối phức tạp. Ngoài ra, dù sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet khá phát triển, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường tài chính.

Trong đó, một vấn đề khá quan trọng là vai trò chưa thực sự rõ ràng của TP HCM trong việc hỗ trợ và kích thích sự phát triển của thị trường tài chính, do giới hạn quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc quản lý các hoạt động tài chính trong khu vực (đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính trực thuộc Trung ương, do mô hình quản lý theo chiều dọc).

Một thách thức khác là việc phân bổ nguồn lực cho thành phố không tương xứng với tiềm năng phát triển. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách, tuy nhiên, tỷ lệ được phân bổ lại từ ngân sách trung ương (từ năm 2017) chỉ là 18%.

Những thách thức này cũng đã từng được ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch UBND TP HCM chỉ ra. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm tài chính khu vực và toàn cầu, nhưng Thành phố vẫn chưa đưa ra một kế hoạch rõ ràng.

Xét về cả cơ hội và thách thức, có thể nói, TP HCM sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành một trung tâm tài chính. Tuy nhiên, các ý tưởng xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính vẫn còn dang dở, thậm chí vai trò này có phần giảm sút trước quy mô của thị trường tài chính trong cả nước. Chẳng hạn, tổng số vốn huy động thông qua các tổ chức tài chính và tín dụng ở TP HCM so với cả nước đã giảm từ khoảng 40% vào đầu những năm 2000 xuống chỉ còn khoảng 24% vào năm 2018, đứng sau Hà Nội với 34%.

Theo phân tích của ông Trần Đắc Sinh, nguyên Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thường được hình thành tại các thành phố lớn có sự phát triển kinh tế và xã hội cao, nơi đây cũng là “điểm hẹn” của các tổ chức tài chính. Không phải mọi thành phố công nghiệp hay thương mại đều có thể phát triển thành một trung tâm tài chính. Bởi nó phải đáp ứng rất nhiều điều kiện liên quan đến năng lực cạnh tranh và đổi mới.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh, khả năng kết nối, nguồn nhân lực, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng và sự phát triển ổn định cũng là những yếu tố chính trong việc hình thành một Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC).

Các thành phố có môi trường thuận lợi, chính trị ổn định và cơ sở hạ tầng tốt - đặc biệt là cơ sở hạ tầng tài chính và hệ thống công nghệ tiên tiến - sẽ có lợi thế trong việc thu hút các tổ chức tài chính lớn.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, các IFC phải chú trọng vào thành phần liên quan quan trọng trên thị trường, chẳng hạn như các cơ quan tài chính, quỹ đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, Việt Nam phải đồng thời phát triển tất cả các lĩnh vực liên quan trong một hệ thống và tạo ra những ưu đãi đủ hấp dẫn để họ phát triển.

Để nhìn nhận rõ tiềm năng của Thành phố, điều kiện tiên quyết là các thách thức phải được xử lý ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là, các thể chế, cơ chế, chính sách vốn là những trở ngại chính đối với TP. Hồ Chí Minh cần được ưu tiên khắc phục. Làm được điều đó, tức là đã mở được con đường cho sự phát triển hơn nữa của Thành phố trong tương lai. Là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, TP HCM, nơi đóng góp 45% GDP cho đất nước, sẽ có thêm điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội ở địa phương, quốc gia và cả khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM đủ điều kiện là Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713562235 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713562235 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10