Trải qua hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 300 công trình. Trong đó, TP.HCM đứng đầu cả nước về số lượng công trình xanh, với 67 công trình.
>>>Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 2 - Đầu tư năng lượng tái tạo
Nội dung trên được Thứ trưởn Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nên tại Phiên Toàn thể của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2023 “Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng: Cơ hội và thách thức”.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về sự gia tăng dân số, sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hóa thạch tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, sự gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, phương tiện giao thông, tiêu dùng..
Theo số liệu nghiên cứu và đánh giá, lĩnh vực xây dựng tiêu thụ khoảng 37-40% tổng tiêu thụ năng lượng và phát thải trên 30% tổng lượng khí nhà kính. Việc phát riển các công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng 0 đã và đang là một trong những xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, với lợi ích mang lại của việc sử dụng, năng lượng, sử dụng tài nguyên tiết kiệm hiệu quả, ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu có mức phát thải thấp và các thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao trong các công trình xây dựng, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó, có lĩnh vực xây dựng.
Ông cũng cho rằng, chuyển đổi xanh đanh là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam, Nghị quyết 24 năm 2013 của Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tải nguyên, bảo vệ mơi trường đã đề ra nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bên vững.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 29 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững.
“Để thực hiện được các mục tiêu trên, cũng như cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng bằng không tại COP26 vào năm 2050, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, đồng thời phải chuyển đổi xanh, trong đó có lĩnh vực xây dựng. Việc phát triển công trình xanh là một trong các giải pháp quan trọng để ngành xây dựng chuyển đổi xanh”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chia sẻ.
Đồng thời, ông cũng khẳng định, Việt Nam chưa có các quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình xanh và việc phát triển công trình xanh được thực hiện theo hình thức tự nguyện, khuyến khích.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn, qua hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 300 công trình, với tổng diện tích trên 72 triệu m2 sàn xây dựng. Trong đó, TP.HCM đứng đầu cả nước về số lượng công trình xanh, với 67 công trình và đứng thứ 2 về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình xanh, với tổng diện tích sàn được chứng nhật đạt khoảng 26 triệu m2. Các loại công trình xanh đã mở rộng từ công trình văn phòng, trụ sở cơ quan, khách sạn, TTTM. Số lượng công trình xanh đã tăng lên hàng năm, nhưng so với tổng số lượng các công trình xây dựng hàng năm thì con số này còn khá khiêm tốn, đòi hỏi cần phải nỗ lực, cố gắng thúc đẩy.
“Việc phát triển công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất xanh, thúc đẩy phát triển các sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xanh, giảm tiêu thụ nước, tài nguyên cũng như xây dựng và vận hành các công trình giảm phát thải khí nhà kính góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng”, Thứ trưởn Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.
Theo ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, việc chuyển đổi xanh ngành xây dựng đã được khởi động từ năm 2012, cùng với các ngành, các lĩnh vực theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Đến năm 2021, nhiều thuật ngữ như công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh chính thức được ban hành trong Nghị định số 15, năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số dự án về đầu tư xây dựng là văn bản quy phạm pháp luật và cơ sở để các cơ quan, đơn vị triển khai hiện thực hóa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Ông Bùi Xuân Cường cho biết, hưởng ứng và thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành xây dựng tại TP.HCM, UBND Thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch. Trong đó, ban hành các quyết định phê duyệt các danh sách, các nội dụng thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2020. Ban hành các quyết định về phê duyệt đề án phát triển vật liệu xây dựng tại TP.HCM đến năm 2030.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy cũng đã ban hành chương trình hành động và UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045. UBND TP cũng đã ban hành kế hoạch về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên toàn thành phố giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.
Trong đó, UBND TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng, các Sở ngành liên quan phối hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy, hình thành thói quen về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hoạt động xã hội, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và trong các công trình xây dựng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển đô thị thông minh, bền vững.
“Trải qua hơn 10 năm thực hiện việc thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng, TP.HCM đã tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy chuẩn xây dựng quốc gia như quy chuẩn 09/2013, quy chuẩn 09/2017, trong việc cấp phép xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định thiết kế, nghiệm thu các công trình. Thành phố cũng đã tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức về việc áp dụng quy chuẩn quốc gia về các công trình xây dựng, sử dụng năng lượng hiệu quả cho các công trình xây dựng, tham gia hoạt động xây dựng…”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu "đau đầu" vì cái giá phải trả cho chuyển đổi xanh
04:00, 28/09/2023
Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 2 - Đầu tư năng lượng tái tạo
11:00, 25/09/2023
Đức đối mặt "cơn gió ngược" trong chuyển đổi xanh
04:30, 25/09/2023
Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 1 - Động lực truyền thống
01:00, 25/09/2023
Áp lực tạo cơ hội từ quy định chuyển đổi xanh của EU
03:30, 21/09/2023