TP.HCM giải thích vì sao phải gửi hơn 500 văn bản xin ý kiến Bộ, ngành?

Diendandoanhnghiep.vn Nguyên nhân TP.HCM gửi hơn 500 văn bản hỏi các Bộ, ngành do có nhiều nội dung trả lời của các Bộ, ngành trả lời không rõ, khiến TP không biết làm sao cho đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nghị quyết 01/NQ-CP: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023

Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, sáng 11/5/2023 tại hội nghị công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành, địa phương TP.HCM (DDCI) năm 2022 và triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023.

ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, sáng 11/5/2023 tại hội nghị công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành, địa phương TP.HCM (DDCI) năm 2022

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, sáng 11/5/2023 tại hội nghị công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành, địa phương TP.HCM (DDCI) năm 2022.

Do không biết làm sao cho đúng?

Theo đó, tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có chia sẻ về thông tin TP.HCM gửi 584 văn bản xin ý kiến Bộ KH-ĐT trong năm 2022.

Theo ông Phan Văn Mãi, ngày 16/4 /2023 vừa qua, khi đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với TP.HCM, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng có phát biểu về việc địa phương gửi 584 văn bản hỏi ý kiến, và Bộ KH-ĐT đã có 604 văn bản trả lời. Từ đây liên hệ tới vấn đề tình trạng các cơ quan hành chính, công chức, viên chức của TP.HCM không dám làm dẫn đến đình trệ.

Theo ông Mãi, sau khi có phản ánh, địa phương đã chỉ đạo phân tích các văn bản đã xin ý kiến. Qua dữ liệu, TP.HCM nhận thấy các văn bản xin ý kiến thuộc 4 nhóm, cụ thể:

Nhóm 1: nội dung là các vấn đề thực tiễn của TP.HCM phát sinh, quy định pháp luật chưa có nên phải hỏi ý kiến về hướng xử lý.

Nhóm 2: những vấn đề đã có quy định nhưng còn sự khác nhau giữa luật này và luật kia nên phải hỏi để thống nhất hướng giải quyết.

Nhóm 3: những vấn đề đã có quy định nhưng cách hiểu còn khác nhau.

Nhóm 4: những vấn đề đã có trong quy định nhưng việc nghiên cứu còn nhiều điểm chưa chắc chắn nên phải hỏi.

Về quan điểm, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, khẳng định: Thành phố không có ý tránh trách nhiệm hay đổ lỗi. Do đó, nhân đây TP mong muốn báo chí, chuyên gia khách quan phân tích, với tinh thần chỉ ra để thành phố tiếp thu, làm tốt hơn.

Theo ông Phan Văn Mãi, đối với các trường hợp thuộc nhóm 4 là sợ, không dám làm thì có thể đúng, nhưng các nhóm còn lại là cần phải hỏi. Bởi, thực tế trong hơn 600 văn bản Bộ KH-ĐT trả lời cũng có rất nhiều nội dung trả lời không rõ, căn cứ vào câu trả lời cũng không biết sao mà làm cho đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

"Chúng ta cần nói thẳng thắn với nhau có hay không câu chuyện không cần hỏi nhưng vẫn hỏi, và tỷ lệ là bao nhiêu chứ không phải là tất cả. Vì vậy, phát biểu của đồng chí Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng giúp thành phố sửa đổi để làm tốt hơn - ông Phan Văn Mãi chia sẻ.

>>  TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phê bình các sở, ngành…

Liên quan tới bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI), ông Mãi cho rằng, DDCI là một chỉ số tổng hợp, sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh. Và đây là lần đầu TP.HCM chấm điểm và công bố năng lực cạnh tranh của các đơn vị trực thuộc.

Do đó, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, từ kết quả công bố bảng xếp hạng, thành phố cần tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hơn nữa cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì "đây là nhiệm vụ quan trọng, là mệnh lệnh hành động của thành phố trong giai đoạn hiện nay để tạo chuyển biến thực tế, cải thiện chỉ số đánh giá, đặc biệt là sự hài lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp" -  ông Phan Văn Mãi nói.

lần đầu TP.HCM chấm điểm và công bố năng lực cạnh tranh của các đơn vị trực thuộc

Lần đầu TP.HCM chấm điểm và công bố năng lực cạnh tranh của các đơn vị trực thuộc

Cũng thông qua đây, ông Mãi gửi lời cảm ơn đến cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành, góp ý, hiến kế để thành phố và các cơ quan cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng công vụ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.HCM nghiêm túc phê bình các cơ quan, đơn vị chưa cung cấp bảng khảo sát làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá DDCI là Sở Y tế, Sở Du lịch và Sở GD-ĐT.

"Thành phố mong lãnh đạo các đơn vị, sở ngành, địa phương cần thống nhất nhận thức này. Chúng ta phải thực sự tự ái cách mạng, phải thực sự chuyển biến và có kết quả, để chính nó là lời giải thích thuyết phục nhất. Chúng ta không thể đứng nói đầy quyết tâm nhưng cuối năm kết quả ngược lại, như vậy là không được" -  ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM giải thích vì sao phải gửi hơn 500 văn bản xin ý kiến Bộ, ngành? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714172336 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714172336 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10