Có thể nói Sở GTVT TP HCM muốn hạn chế phương tiện giao thông cá nhân khu vực trung tâm thành phố trong năm 2019 chủ yếu là vì sự bùng nổ của xe ôm công nghệ.
“Năm nay chúng tôi sẽ xây dựng và triển khai đề án thu phí lưu thông vào khu vực trung tâm thành phố, đồng thời hạn chế một số loại phương tiện giao thông cá nhân lưu thông vào một số tuyến đường, khu vực trung tâm TP trong các thời điểm nhất định” - ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM, cho biết ngày 1/1/2019.
Có thể nói Sở GTVT TP HCM muốn hạn chế phương tiện giao thông cá nhân khu vực trung tâm thành phố trong năm 2019 chủ yếu là vì sự bùng nổ của xe ôm công nghệ.
Các thành phố lớn trên Thế Giới như New York, London, Los Angeles cũng đang có những kế hoạch hạn chế Uber, Lyft như 1 biện pháp để cứu hạ tầng giao thông và khuyến khích người dân đi xe buýt.
Có thể bạn quan tâm
15:26, 17/12/2018
07:18, 19/11/2018
05:05, 24/10/2018
14:15, 15/10/2018
07:25, 04/10/2018
05:00, 13/09/2018
Thực trạng bắt buộc phải can thiệp của giao thông TP HCM
Đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”, mà Sở GTVT TP HCM trình UBND TP HCM giữa năm ngoái, sẽ được thực hiện bước đầu trong năm nay.
Cụ thể, theo phát biểu ngày 1/1/2019 của ông Hưng, trong năm nay TP HCM sẽ tập trung "cứu" xe buýt và hạn chế một số loại phương tiện giao thông cá nhân ở một số khu vực trung tâm, trong giờ cao điểm. Cơ quan chức năng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện việc hạn chế mô tô, xe gắn máy và ô tô trên 30 chỗ lưu thông trên một số tuyến đường, khu vực trung tâm vào một số giờ nhất định.
Nguyên nhân của hành động gấp rút này không gì khác tới từ lượng xe cá nhân trong thành phố đang tỏ ra không thể kiểm soát.
Tính đến tháng 6/2018, thành phố đang quản lý hơn 8,3 triệu phương tiện giao thông cá nhân, lưu thông trên tổng chiều dài đường bộ khoảng 4000 km.
Vào dịp cao điểm hay dịp lễ, nếu mọi chiếc xe đều ra đường, thì mỗi 1 km đường sẽ có tới 2000 chiếc xe hoạt động. Không khó để nhận thấy tình trạng kẹt xe kỷ lục này trong năm 2018. Lãng phí thời gian sẽ trực tiếp dẫn đến lãng phí tiền của, trung bình cứ mỗi giờ kẹt xe, thành phố sẽ phải chịu thiệt hại tới khoảng 2.4 tỷ đồng.
Không chỉ thế, kẹt xe và quá tải phương tiện giao thông kéo theo ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, và nhiệt độ thành phố tăng cao, kết quả cuối cùng là sức khoẻ người dân bị đe doạ nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu năm 2017, không khí ở TP HCM vượt ngưỡng ô nhiễm cho phép 1/3 thời gian trong ngày, và 100% địa điểm được khảo sát đều xảy ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.
Tình trạng còn đang xấu đi với tốc độ ngày càng nhanh hơn, khi trung bình mỗi tháng lại có 300.000 phương tiện giao thông mới được đăng ký ở thành phố. Trong vài năm tới, quỹ đất thành phố sẽ không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu cho giao thông.
Nguyên nhân do xe ôm công nghệ?
Trước khi xe ôm/taxi công nghệ bùng nổ, số xe ô tô đăng ký mới mỗi tháng chỉ chiếm 10%, hiện nay con số này là 15%.
Năm 2014, số lượng xe dưới 9 chỗ đăng ký kinh doanh ở TP HCM chỉ là 180 chiếc. Dưới sự bùng nổ của Grab và Uber, năm 2017 con số này là 24.000 chiếc. Trong khi theo kế hoạch quy hoạch taxi, đến năm 2025 TP HCM chỉ đủ quỹ đất dành cho 16.500 xe.
Không chỉ là ô tô, số lượng xe máy mua mới phục vụ cho xe ôm công nghệ và giao đồ ăn công nghệ tăng nhiều đến nỗi không thể thống kê. Những đối tượng này hoạt động với tần suất rất lớn, đặc biệt là giờ cao điểm, cộng thêm việc dừng đỗ và chờ khách càng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của nạn kẹt xe.
Không thể kiểm soát xe ôm công nghệ là nguyên nhân chính trong việc phá vỡ quy hoạch thành phố, tạo nên áp lực nặng nề cho cơ sở hạ tầng giao thông 2 năm nay.
Tuy nhiên không chỉ có vậy, các chiến dịch khuyến mãi như cho mà các hãng xe ôm công nghệ dùng để cạnh tranh với nhau đã góp phần không hề nhỏ làm chuyển dịch hành vi của khách hàng. Tạo nên thói quen sử dụng phương tiện cá nhân thay cho phương tiện công cộng, đặc biệt là đối với học sinh sinh viên.
Các nghiên cứu trên Thế Giới đã đưa ra những con số chứng minh 2 luận điểm này:
Những ứng dụng gọi xe làm gia tăng 160% và chiếm gần 2/3 quãng đường lái xe tại những thành phố đông dân nhất Thế Giới. Trong đó rất nhiều thời gian không dùng để chuyên chở, mà để chạy đi đón khách.
Nếu không có những ứng dụng gọi xe này, 60% hành khách sẽ sử dụng những phương tiện công cộng.
Tại sao xe buýt lại là giải pháp?
Bức ảnh của “Quỹ thúc đẩy đi xe đạp Úc” cho ta 1 cái nhìn đầy thuyết phục về khả năng tiết kiệm không gian vượt trội của 1 chiếc xe buýt so với 1 đoàn xe ô tô. Không có xe máy, nhưng ta có thể dễ dàng dự đoán xe máy sẽ chiếm không gian ở mức giữa xe đạp và ô tô.
Xe buýt sử dụng quỹ đất hiệu quả hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác. Không những thế, sử dụng xe buýt cũng bảo vệ môi trường tốt hơn nhiều so với xe máy và ô tô.
Khi mức độ phát thải của 1 chiếc xe buýt đời mới chỉ bằng một nửa so với 1 chiếc xe máy, và 1 chiếc xe buýt có thể chở được đến 5,6 chục người còn 1 chiếc xe máy chỉ chở được 2 người.
Lịch sử cũng đã chứng minh hệ thống xe buýt có thể cứu hạ tầng giao thông của 1 thành phố lớn như thế nào.
Đó là những thành phố lớn ở Châu Âu và Nhật Bản ở Thế kỷ trước. Họ cũng từng đối mặt với vấn đề về quỹ đất cho xe lưu thông, và quỹ đất cho việc đậu xe, khi kinh tế phát triển nhanh chóng và hạ tầng không thể theo kịp.
Thúc đẩy phương tiện công cộng, thúc đẩy xe đạp, hạn chế xe cá nhân di chuyển trong nội thành là những giải pháp tạo nên những ‘thiên đường xe đạp’ như Copenhagen, Utretch, Amsterdam, và Strasbourg hiện giờ.
Kế hoạch cứu xe buýt của thành phố liệu có khả thi?
Đứng trước nạn kẹt xe ngày càng tồi tệ, TP HCM không phải là thành phố đầu tiên có những biện pháp mạnh tay.
New York, London, Los Angeles, và nhiều thành phố khác cũng đang có những kế hoạch hạn chế Uber, Lyft và cách ứng dụng gọi xe khác. Cùng với đó khuyến khích sử dụng taxi công nghệ như 1 biện pháp giúp hoàn thiện hệ thống xe buýt - gọi xe để di chuyển từ nhà đến trạm xe buýt, và từ trạm xe buýt đến nơi làm việc.
Dự án của TP HCM, nếu thành công sẽ là 1 bước chuyển tích cực cho cả hệ thống giao thông. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để dự thảo đi vào thực tế, đó là sinh hoạt của dân sinh, hoạt động của các cửa hàng nhỏ lẻ, và làm sao để xe buýt được sử dụng hết công suất. Nhưng dù sao, đây cũng là một đề án đáng khuyến khích.