Kết hợp nhiều hoạt động, sự kiện với địa danh của thành phố…,TP HCM đang tạo nhiều loại hình du dịch độc đáo thu hút du khách.
Sản phẩm du lịch đa dạng
Số lượng du khách hàng năm đến tham quan TP HCM ngày càng ổn định và có xu hướng tăng cao. Cụ thể, theo thông tin từ tổng cục thống kê, năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức 10 triệu lượt thì năm 2017 đã đạt mức 12,9 triệu lượt tăng 2,9 triệu lượt (tương đương 29,1% so với năm 2016) một dấu hiệu tốt với mức tăng trưởng ổn định, bền vững. Thị trường du lịch Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng và trở nên sôi động với nhiều hoạt động nổi bật.
Chính quyền thành phố cũng tận dụng lợi điểm của thành phố với cảnh quan đẹp, nhiều di tích, thắng cảnh như nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập…, nắm bắt, hoà nhập cùng với xu hướng du lịch thế giới, du lịch kết hợp với các hoạt động văn hoá, trào lưu mới của giới trẻ, du lịch khám phá, thiên nhiên sinh thái… và nhiều yếu tố để thu hút khách du lịch lưu trú vui chơi. Qua đó, đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng được du khách ưa chuộng.
Nhiều loại hình du lịch mới ra đời như du lịch kết hợp với hoạt động mua sắm, nghệ thuật đường phố (xiếc, ảo thuật), ẩm thực, thể thao, sức khoẻ…
Một lợi thế nữa là TP HCM có điều kiện phát triển du lịch đường thuỷ vì TP HCM được bao bọc quanh bởi 2 sông Sài Gòn và Đồng Nai với hơn 1000 km đường thuỷ kết nối các khu vực lân cận, một số đơn vị cũng đã rất thành công trong kinh doanh du lịch đường thuỷ như Công ty Du lịch sài Gòn (Saigontourist) phát triển hình thức du ngoạn trên sông tham quan ngắm cảnh, trên tàu du khách thoải mái ăn uống, giao lưu, xem các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc. Nhiều khách du lịch quốc tế cho biết lựa chọn hình thức này do không phải chịu cảnh kẹt xe, ồn ào, khói bụi mà theo dạng liên hoan vui chơi cùng với gia đình, bạn bè, dân địa phương.
Mới nhất là tuyến xe buýt đường sông phục vụ du khách từ 16 – đến 24 chuyến mỗi chuyến “buýt sông” vận chuyển 75 người một ngày và vé luôn được bán hết trước khi khời hành.
Theo Đức Anh - hướng dẫn viên du lịch chia sẻ nhiều du khách quốc tế rất quan tâm đến việc thăm thú những thắng cảnh mới lạ, những nơi có phong cảnh gắn liền di tích văn hoá, lịch sử.
Thời gian qua, chính quyền thành phố cũng đã nhanh chóng “hợp thức hoá” những khu vực đặc thù phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi phục vụ du khách như phố thời trang Nguyễn Trãi, phố đi bộ Bùi Viện, khu ẩm thực, cà phê…
Ở khu vực ngoại ô TP HCM như Cần Giờ, Củ Chi cũng có những điểm để khai thác du lịch với những hình thức mới lạ theo ý thích của du khách quốc tế.
Hóa giải khó khăn cho doanh nghiệp
Khó khăn của đa số doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam đa số là do quy mô nhỏ, vốn ít, giá cả cao không cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội địa không liên kết làm việc được với các đơn vị cung ứng để phục vụ một cách tốt nhất mà “xé lẻ” khiến chi phí chuyến đi tăng mà chất lượng dịch vụ lại kém.
Tại TP HCM, nhiều hoạt động xúc tiến du lịch nhằm quảng bá hình ảnh bên cạnh đó việc kết hợp du lịch với các hoạt động mua sắm cũng được thúc đẩy như một giải pháp hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp.
Bản thân các doanh nghiệp du lịch cũng đã và đang ý thức bắt tay liên kết với các dơn vị cung ứng dịch vụ để tạo ra chuỗi giá trị du lịch phục vụ và giữ chân du khách lâu hơn, gia tăng nguồn thu phí nhiều hơn cả ở các tour lớn, khách từ các thị trường quen và đông, lẫn các tour nhỏ phục vụ nhu cầu tham quan mua sắm cho khách nội địa.
Thông tin từ UBND Quận 5, TP HCM, vào tháng 6/2018 tới, quận sẽ cho triển khai sàn thương mại điện tử phục vụ việc mua sắm của khách, đảm bảo hạn chế ngăn chặn được nạn “chặt chém” khách du lịch. Việc cho ra đời sàn giao dịch nằm trong kế hoạch của Thành phố nhằm quản lý tốt việc bình ổn giá thị trường, đồng thời cũng là một giải pháp bảo vệ người tiêu dùng là khách du lịch.