Tránh cào bằng gói hỗ trợ lần 2

Diendandoanhnghiep.vn Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, phải giải ngân 90% các gói hỗ trợ lần 1 trước khi đưa ra gói hỗ trợ lần 2. Chính phủ nên cứu trợ theo thứ tự ưu tiên, thay vì cào bằng...

Trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước đều “mất sức” vì đại dịch COVID-19, chuyên gia cho rằng, gói hỗ trợ lần 2 Chính phủ nên cứu trợ theo thứ tự ưu tiên, thay vì cào bằng. Liên quan tới vấn đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng.

Chuyên gia đề xuất ưu tiên hỗ trợ DNNVV

Chuyên gia đề xuất ưu tiên hỗ trợ DNNVV đầu tiên trong gói hỗ trợ kinh tế lần 2. Ảnh: Quốc Tuấn

- Cảm nhận của ông về “sức khoẻ” doanh nghiệp trong làn sóng COVID-19 lần hai?

Khi Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế vào tháng 5-6-7, doanh nghiệp đã rất hào hứng phục hồi sản xuất kinh doanh ở trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, đợt sóng COVID-19 lần thứ hai ập đến khiến nhiều doanh nghiệp lao đao khi gặp hai "cơn sóng dồn".

- Để khắc phục điều này Chính phủ đã có những gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, ông đánh giá thế nào về các gói này? 

Mặc dù ghi nhận các gói hỗ trợ của lần một là tốt, tuy nhiên cũng phải thẳng thắn rằng gói hỗ trợ lần một chưa phát huy hiệu quả thực sự. Tại sao tôi nói vậy? Bởi hệ thống ngân hàng vẫn có các điều kiện cho vay theo chuẩn, họ xem xét bổ trợ các doanh nghiệp có khả năng trả nợ. Do đó mà gói hỗ trợ 300.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Đến gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng miễn, giảm, hoãn thuế cho các doanh nghiệp dù là tốt nhưng lại chỉ dành cho các doanh nghiệp vẫn có lãi, các doanh nghiệp lỗ thì có giãn hay giảm thuế thì cũng không có ý nghĩa gì. 

Với gói an sinh 62.000 tỷ đồng giúp lao động mất việc, đến nay mới chỉ giải ngân được khoảng 30%, chúng ta chưa tận dụng được trong khi nhiều người dân than phiền việc làm đơn để tiếp cận gói hỗ trợ rất khó khăn với nhiều thủ tục.

- Chính phủ đang dự kiến xây dựng gói hỗ trợ kinh tế lần hai, ông có đề xuất kiến nghị gì, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng gói hỗ trợ 19.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ lần 2 đang được đề xuất là quá nhỏ. Chúng ta cần có tính toán cụ thể, khảo sát từng nhóm đối tượng để đưa ra gói hỗ trợ phù hợp, ít nhất phải mức 300.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng hơn hết lúc này là phải giải ngân các gói hỗ trợ lần một, việc thực hiện quá chậm trễ. Chính phủ đã ban hành các gói hỗ trợ rất cụ thể thì tất cả những gói này phải được thực hiện trước đã, phải giải ngân tốt, hoàn tất các gói này trước. 

- Vậy đối tượng nào cần được ưu tiên với gói hỗ trợ lần hai này, thưa ông?

Đầu tiên là phải hỗ trợ các doanh nghiệp, đây là lực lượng nòng cốt, là những thành phần cốt cán trong nền kinh tế để hồi phục kinh tế sau đại dịch. Do đó, đầu tiên phải hỗ trợ doanh nghiệp, sau đó hỗ trợ người lao động để duy trì lực lượng lao động.

Trong đó, ưu tiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực doanh nghiệp này chiếm 97% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do đó phải hỗ trợ các doanh nghiệp này và những người lao động thuộc doanh nghiệp đó. Bởi trên thực tế, dù được cho là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ ít khi được ưu tiên về cơ chế, sức đề kháng của doanh nghiệp yếu, dễ bị tổn thương.

Do đó, nhóm này cần được ưu tiên tiếp cận các gói hỗ trợ. Điều này cũng tạo ra sự đồng nhất trong quan điểm của Chính phủ khi luôn khuyến khích người dân khởi sự, tạo lập doanh nghiệp mới.

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tránh cào bằng gói hỗ trợ lần 2 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713876816 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713876816 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10