Doanh nghiệp gặp khó vì cùng lúc có nhiều đồng tiền ở những thị trường giao thương xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam biến động.
>>> Lạm phát, tỷ giá và dự phòng
Đồng USD lên cao trước sức nóng lạm phát kỷ lục tại Mỹ và các đợt tăng lãi suất dồn dập của FED. Đại diện Công ty TNHH Big Phone Vietnam cho hay, việc giữ ổn định tỷ giá giữa VND với USD có lợi nếu doanh nghiệp giao thương với những đối tác tại Mỹ và sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Nhưng nếu đối tác yêu cầu doanh nghiệp phải quy đổi sang đồng nội tệ lại có thể tạo thành chênh lệch lớn. Trong khi đó, những doanh nghiệp có khoản vay nợ bằng đồng USD cao đang rất lo ngại nợ vay phình to.
Ở một thị trường có kim ngạch giao thương với Việt Nam xấp xỉ 45 tỷ USD, thị trường EU, nơi nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc, đồng euro xuống thấp ngang và thậm chí thời điểm quy đổi chỉ xấp xỉ chưa bằng USD, sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có thu bằng đồng euro thiệt hại.
Tương tự như vậy là thị trường Nhật, với đồng yên xuống giá kỷ lục. Tiêu dùng của người Nhật và nhập khẩu sẽ giảm xuống để hạn chế thiệt hại do đó, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này…
Để ứng phó với biến động của rổ ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục được khuyến nghị phải có chiến lược phòng ngừa rủi ro thích hợp, sử dụng các nghiệp vụ bảo đảm, bên cạnh đó tính toán cả rủi ro giao dịch và rủi ro chuyển đổi với biên độ rộng. “Để chắc chắn, lúc này doanh nghiệp nên chọn thanh toán bằng đồng ngoại tệ chính USD”, chuyên gia Tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm