Triển khai đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam

Văn Nhất 21/02/2019 12:12

Đây là tuyến giao thông huyết mạch đặc biệt quan trọng, nên Phó Thủ tướng đề nghị trong giai đoạn này các cơ quan phải quyết liệt hơn vì liên quan đến công việc khó khăn là bồi thường, GPMB.

Sáng 21/02/2019, tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì, chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND các tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020".

Hội nghị có ý nghĩa lớn nhằm khẳng định quyết tâm chính trị trong việc triển khai đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc-Nam trong thời gian ngắn nhất, đạt chất lượng cao nhất. Ngay từ giai đoạn đầu, công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù, GPMB phải được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, chính xác.

Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Tuyến cao tốc Bắc-Nam là dự án trọng điểm quốc gia được thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Trước mắt, đầu tư 11 dự án đường bộ cao tốc (03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng chiều dài 654km; tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh, bao gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Tính đến ngày 31/10/2018, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành phê duyệt 11/11 dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Công tác khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới các dự án dự kiến hoàn thành cuối quý I, đầu quý II năm 2019. Trong đó, riêng Dự án Cao Bồ - Mai Sơn đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và triển khai cắm xong cọc giải phóng mặt bằng ngoài thực địa, đã bàn giao cho địa phương thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc. Dự án Cam Lộ - La Sơn đang thực hiện việc lập hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng và định vị cắm cọc ngoài thực địa. Các dự án còn lại đang trong bước đấu thầu lựa chọn tư vấn.

Về công tác thiết kế kỹ thuật dự kiến hoàn thành thiết kế kỹ thuật Dự án Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 4 năm 2019, Dự án Cam Lộ - La Sơn trong tháng 5 năm 2019 và các dự án còn lại hoàn thành trong tháng 8 và tháng 9 năm 2019. Riêng cầu Mỹ Thuận 2, do tính chất đặc biệt thời gian thiết kế dài hơn, dự kiến hoàn thành trong tháng 11 năm 2019. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế kĩ thuật cho 11/11 dự án.

Riêng kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế kĩ thuật, cắm cọc giải phóng mặt bằng: Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 11/11 dự án. Với 03 dự án đầu tư công thuộc các đoạn, Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đã lựa chọn xong Nhà thầu Tư vấn. Với 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đã phát hành hồ sơ mời thầu 21 gói thầu/08 dự án. Về cơ bản, các gói thầu/dự án đã được đánh giá xong đề xuất kỹ thuật, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 02 năm 2019.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị

Về khung chính sách giải phóng mặt bằng các dự án, 03/11 dự án, bao gồm: QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết do đi qua một tỉnh nên không phải phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng. 08/11 dự án còn lại, bao gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lộ - La Sơn, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Phan Thiết - Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi các Tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương.

Về việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng đến nay đã có 10/11 dự án các địa phương đã thành lập các Hội đồng giải phóng mặt bằng. Riêng Dự án Phan Thiết - Dầu Giây qua 02 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai đang chỉ đạo các Huyện hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trên cơ sở kiện toàn lại Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết để thực hiện dự án theo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiến độ 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam phía Đông trong năm 2019 sẽ ra sao?

    11:00, 14/01/2019

  • Phó Thủ tướng “thúc” tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Bắc-Nam

    17:40, 11/12/2018

  • Bỏ trần lãi suất “đón” nhà đầu tư vào cao tốc Bắc-Nam

    11:03, 17/09/2018

  • Hai phương án hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam qua địa phận Đà Nẵng

    02:59, 21/07/2018

  • Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo hoàn thành các đoạn, tuyến cao tốc Bắc-Nam vào năm 2021

    20:14, 22/06/2018

  • Chuyên gia “mách kế” hút vốn đầu tư vào cao tốc Bắc-Nam

    16:30, 07/03/2018

  • Không xin cơ chế chỉ định thầu cho cao tốc Bắc-Nam

    07:00, 24/02/2018

  • Năm 2020, cao tốc Bắc-Nam sẽ thông tuyến tới Cần Thơ

    16:21, 05/12/2017

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng giao thông của chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng, cải thiện bộ mặt hạ tầng giao thông của chúng ta. Tuy nhiên, việc phát triển kết cấu  hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng nhưng vẫn chưa vừa lòng đặc biệt là với người dân.

Hạ tầng cao tốc của nước ta cũng đã đạt được những kết quả nhưng vẫn thiếu hụt và còn chậm so với sự phát triển của các nước, vùng lãnh thổ… Đây là tuyến giao thông huyết mạch đặc biệt quan trọng, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh thành và các khu dân cư. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị trong giai đoạn này các cơ quan phải quyết liệt vì liên quan đến công việc khó khăn là bồi thường, GPMB.

Theo Phó Thủ tướng, GPMB là yếu tố quyết định đến thành công của dự án. Không vì tiến độ của GPMB mà làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo các Ban quản lý dự án cung cấp kịp thời tài liệu cần thiết và tiến độ thực hiện dự án, cũng như kế hoạch phân bổ vốn cho công tác GPMB; cắm mốc GPMB, mốc lộ giới đã được phê duyệt để Quý III có thể khởi công một số dự án; Bộ GTVT phối hợp với các địa phương để phê duyệt và công khai phương án bồi thường GPMB; cung cấp các thông tin về dự án như GPMB, nhà thầu… đặc biệt là tiến độ dự án; tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện trong từng giai đoạn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ…

Đối với UBND các tỉnh, nhiệm vụ chính là GPMB, giao mặt bằng cho nhà đầu tư; hỗ trợ và cung cấp các nguồn vật liệu cho dự án; đảm bảo an ninh, chính trị an toàn xã hội, không để xảy ra điểm nóng khi thực hiện dự án; làm tố công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án để người dân hiểu và đồng lòng; lựa chọn các nhà tư vấn để khảo sát, đo đạt, lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác thu hồi đất và lựa chọn nhà thiết kế, tư vấn để làm quy hoạch các vùng tái định cư… giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân; phối hợp với chủ đầu tư để cắm mốc, bảo vệ thi công, cần thiết phải cưỡng chế để GPMB trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của nhà nước và nhân dân...

Về các khó khăn, kiến nghị của Bộ GTVT và các tỉnh, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ban ngành tham mưu cho Chính phủ xem xét để giải quyết và tháo gỡ một cách sớm nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triển khai đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO