Thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) trong năm 2024 dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách tích cực.
Bí quyết thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG
Theo báo cáo của Mordor Intelligence về quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2024 ước tính đạt 276,37 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 488,08 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,05% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Đa dạng hóa sản phẩm, cơ hội chinh phục thị trường
Theo báo cáo của Kantar Việt Nam, triển vọng của thị trường FMCG là cơ hội cho những doanh nghiệp đầu tư trên chặng đường chinh phục vị thế dẫn đầu trong ngành thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo của Kantar đã cho thấy sự phức tạp trong hành vi người tiêu dùng mà các thương hiệu cần nắm bắt để giữ chân khách hàng và trang bị cho các thương hiệu những xu hướng cũng như các cơ hội cho ngành FMCG để doanh nghiệp làm chủ bối cảnh này.
Hay theo khảo sát của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng ưu tiên hàng hóa thiết yếu nhưng sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng như sức khỏe và dinh dưỡng. Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà các yếu tố như an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon, thông tin về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc - xuất xứ là các yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt là tiêu dùng xanh, bền vững…
Là một trong những doanh nghiệp có thế mạnh trong ngành hàng FMCG, Tập đoàn Kido với tham vọng “lấp đầy gian bếp Việt” nên đã không ngừng mở rộng ngành hàng, trong đó phải kể đến tốc độ M&A. Tại Đại hội cổ đông 2024, Lãnh đạo Kido đã cho biết, chúng tôi đã nhận thức là nên kinh doanh ngành gì mà phù hợp cuộc sống hàng ngày thì càng có cơ hội tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, trong gần một thập niên qua, Kido đã mua chi phối nhiều thương hiệu trong ngành hàng FMCG, trong đó phải kể đến ngành dầu ăn là một sản phẩm thiết yếu, nên Kido đã mua chi phối VOC, sau đó mua thêm TAC…Đến nay, ngành dầu ăn xem như Kido đã có độ phủ tốt. Hay phi vụ M&A gần nhất là trong năm 2023, Kido chính thức sở hữu 68% cổ phần từ Thọ Phát - Nhà sản xuất bánh bao số 1 Việt Nam, đánh dấu việc chính thức mở rộng trong mảng bánh bao tại Việt Nam.
>>Ngành hàng FMCG Việt Nam đang "chuyển động nhanh"
Đồng thời, trong năm 2023, Kido đã linh hoạt thay đổi kế hoạch hành động để thích nghi chuyển biến liên tục từ thị trường, tiếp tục tập trung ở các mảng kinh cốt lõi trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, mở rộng ngành hàng mới, trong đó mảng gia vị đã có thêm các sản phẩm nước mắm, hạt nêm dưới thương hiệu Tường An & Tường An Unicook chính thức ra mắt vào cuối năm 2023…Với từng lợi thế cốt lõi, năm 2024, Kido đặt kế hoạch doanh thu 13.000 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2023; Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2023, đồng thời tận dụng triệt để thế mạnh từ các nền tảng hiện hữu, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam.
Xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả
Kinh doanh đôi khi không phải vấn đề về sản phẩm, quản trị mà là bán hàng. Việc giữ kênh mới có đầu ra, là nguồn thu cho doanh nghiệp thì phải làm tốt khâu thị trường. Ngược lại, muốn giữ kênh thì cần có sản phẩm chất lượng. Theo Kantar Việt Nam, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những sản phẩm có tính ứng dụng cao như thực phẩm, nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG),… Bên cạnh đó, sự tiện lợi cũng sẽ chiếm ưu thế trong việc lựa chọn kênh mua sắm. Hay theo một nghiên cứu được công bố mới đây của Công ty Thanh toán điện tử Visa, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng tính tiện lợi và sẽ ưu tiên những kênh mua sắm mang lại nhiều giá trị hơn, thay vì chỉ trung thành với một lựa chọn nhất định.
>>Phát triển TMĐT bền vững - Phải tạo dựng và duy trì niềm tin tiêu dùng
Để tận dụng được những cơ hội này, các thương hiệu cần có những chiến lược tối ưu và linh hoạt, xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả. Hiện nay các loại hình bán lẻ đang trở nên hiện đại và tiện lợi hơn. Các thương hiệu cần giải mã hành trình mua sắm của người mua hàng cho từng kênh/nhà bán lẻ và điều chỉnh chiến lược phù hợp để đảm bảo sản phẩm được nhìn thấy và chọn mua đúng thời điểm.
Chia sẻ về “bí kíp” bán hàng, lãnh đạo Kido cho biết, song song cùng các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, dự án xúc tiến thương mại Entertainment to E-Commerce - E2E trên nền tảng TikTok sẽ tiếp tục là công cụ đắc lực cho Kido trong việc triển khai các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, thử thị trường, nắm bắt hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt phát triển doanh số cho các ngành hàng thông qua hình thức livestream. Đây cũng sẽ là dự án giúp Kido lan tỏa trách nhiệm với cộng đồng, các doanh nghiệp S&M, hướng tới mục tiêu cùng phát triển, đóng góp chung vào nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai gần. Ngoài ra, để sản phẩm đến nhiều hơn với người dùng, hệ thống miniBAO – mô hình kinh tế chia sẻ với 12,000 cửa hàng – xây dựng “kênh độc quyền” đã và đang triển khai tích cực và mang lại hiệu quả cao.
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan trọng nhằm xác định lại cách người tiêu dùng mua sắm giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm tiêu dùng trên kênh bán hàng phù hợp…giám đốc một doanh nghiệp cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Quảng cáo Tết 2024: Ngành hàng FMCG nổi bật trong bầu không khí thận trọng
03:00, 09/02/2024
Thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam chứng tỏ sức hấp dẫn hàng đầu khu vực
15:16, 19/05/2022
RCEP sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn
12:34, 07/05/2022
Làm sao để nông sản Việt “chiếm lĩnh” thị trường tiêu dùng Việt?
00:13, 30/11/2020
Năm 2023 thị trường tiêu dùng nội địa sẽ bứt tốc?
04:15, 02/02/2023