Triết lý kinh doanh của người Nhật đáng học như thế nào?

Hoài Trần - Phó Giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Năng Lượng Potech 20/10/2019 05:00

Thật may mắn từ khi bắt đầu đi làm, tôi có dịp tiếp xúc với người Nhật, doanh nghiệp Nhật.

p/Tác giả được Tập đoàn sản xuất chip Led lớn nhất thế giới - Nichia mời đến thăm nhà máy sản xuất và nước Nhật để cảm nhận những giá trị Nhật bản một cách sâu sắc nhất.

Tác giả được Tập đoàn sản xuất chip Led lớn nhất thế giới - Nichia mời đến thăm nhà máy sản xuất và nước Nhật để cảm nhận những giá trị Nhật bản một cách sâu sắc nhất.

Và may mắn hơn nữa, công ty Công Nghệ của tôi sau 5 năm hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn sản xuất chip Led lớn nhất thế giới – Nichia (Top 100 công ty xây dựng lên nền công nghiệp của Nhật Bản.) với 64 năm thành lập cùng đội ngũ 9172 nhân viên trên khắp thế giới, Chủ Tịch tập đoàn – Ông Hiroyoshi Ogawa đã mời tôi đến thăm chính thức nhà máy sản xuất chip Led với công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.

Chuyến công tác đó đã giúp tôi trải nghiệm về nước Nhật và đặc biệt là triết lý kinh doanh của người Nhật một cách sâu sắc nhất. Hãy cùng tôi cảm nhận những triết lý đó qua hành trình khám phá thú vị vừa rồi.

Chị Hoài Trần chụp ảnh lưu niệm với Ông Hiroyoshi Ogawa-Chủ tịch Tập đoàn Nichia

Tác giả chụp ảnh lưu niệm với ông Hiroyoshi Ogawa-Chủ tịch Tập đoàn Nichia

1.Mỗi một công ty Nhật Bản đều có triết lý kinh doanh riêng

Điều này là cực kì rõ ràng. Nói 1 cách cụ thể với tập đoàn Nichia thì là “Customer first” to và rõ ngay trong Nichia Museum. Khi tôi ở Nhật, tôi cảm nhận được Nichia hay người Nhật phục vụ khách hàng một cách nồng nhiệt nhất và chu đáo nhất. Nếu có lỗi xảy ra thì họ nhận là của họ, chứ không phải của khách hàng. Và dĩ nhiên đi kèm chắc chắn là một cái giá cũng không kém phần “chu đáo” các bạn ah.

Từ tận đáy lòng, tôi rất cảm ơn Tập đoàn Nichia đã đón tiếp công ty tôi với sự hiếu khách và chu đáo nhất có thể theo đúng 1 từ tiếng Nhật nổi tiếng “Omotenashi” (おもてなし). Sự tiếp đón nồng hậu cũng chính là triết lý kinh doanh của người Nhật và được nhiều công ty khác trên thế giới trong đó có công ty nhỏ bé như tôi cần học hỏi. Những gì tôi lĩnh hội được từ tập đoàn Nichia cũng là những bài học giúp Công ty tôi lớn mạnh và phát triển bền vững.

Tôi tự hỏi tôi “Triết lý kinh doanh của Công ty tôi là gì?”. Nói 1 câu rất thật thì từ hơn 8 năm qua nó là “trung thành với chất lượng” và mãi về sau vẫn sẽ là như vậy. Dù làm sản phẩm nào thì tôi cũng đều áp dụng triết lý này.

2.Chất lượng và lòng tin với bất kì sản phẩm nào “Made in Japan”

Khi tôi đứng trong nhà máy sản xuất Chip (tôi được đi thăm dây chuyền chip Led SMD và COB trong tổ hợp mấy chục cái dây chuyền của Nichia tại Tokushima-Nhật Bản), tôi có hỏi Giám đốc kỹ thuật của Tập đoàn Nichia “vì sao không có logo Nichia in trên mỗi chip Led?” Họ trả lời là “về mặt kĩ thuật thì Nichia làm được. Nhưng triết lý của Nichia là những gì xuất phát từ Nhật Bản hay “Made in Japan” thì đều tốt hết”.

Chính vì vậy, việc in logo Nichia lên chip to như COB là không cần thiết. Tôi hỏi tiếp “Ông không sợ có công ty làm giả sao?”. Ông ấy đã trả lời “Tất cả đều được Nichia đăng kí bản quyền sáng chế. Sản xuất COB trên đế ceramic (sứ) không hề dễ dàng và nếu ai làm được thì Nichia đã biết. Đến giờ phút này thì tạm chưa ai làm được.”

Vậy đó, xem như cũng lí giải được phần nào. Nhưng nói thật tôi vẫn thích có logo Nichia trên từng chip COB.

3.Tôn vinh & trân trọng những thành tựu dù nhỏ bé

Tại Osaka, có 1 chỗ rất đáng để thăm quan. Đó là Entrepreneurial Museum – Bảo tàng doanh nhân để vinh danh 105 doanh nhân kiến tạo Osaka từ sau 1950. Theo dòng lịch sử thì 1950-1960 là thời hoàng kim phát triển công nghiệp tại Nhật Bản. Trước khi đi một vòng thăm quan bảo tàng, họ cho tôi xem 15 phút phim về tổng hợp lịch sử các sản phẩm. Sau đó thì đi xem chi tiết từng doanh nhân và sản phẩm.

Tôi nhận thấy:

*Tất cả doanh nhân đều là đàn ông;

*Có những sản phẩm rất bé như phích nước hay nhang diệt muỗi cũng được tôn vinh;

*Người Nhật đi bảo tàng khá nhiều;

Tôi rút ra 1 điều trong triết lý kinh doanh của người Nhật: trong những giai đoạn khó khăn thì việc phát minh ra những cái tưởng chừng như nhỏ bé lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa ở chỗ nó phát huy sự sáng tạo của con người để vượt qua khó khăn thời điểm đó và trên nền tảng đó sẽ có những phát minh lớn hơn nữa về sau này. Đây là triết lý rất đáng để chúng ta học hỏi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triết lý kinh doanh của người Nhật đáng học như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO