Trước cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Nga và Triều Tiên đã có những tuyên bố bất ngờ.
Trước cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Nga và Triều Tiên đã có những tuyên bố bất ngờ.
Triều Tiên lên tiếng
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 23/4 cho biết, Triều Tiên sẽ xem xét lại cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ nếu Mỹ tiếp tục có “những hành động thái quá và bất hợp pháp”.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời bà Choe Son-hui khẳng định, cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump liệu có diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6 theo như dự kiến hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và hành vi của Mỹ.
“Liệu Mỹ có cuộc gặp trực tiếp với chúng tôi tại một phòng họp hay tiếp tục đối đầu với Triều Tiên về vấn đề hạt nhâ,n hoàn toàn phụ thuộc vào cách hành xử của Mỹ. Trong trường hợp Mỹ xúc phạm thiện chí của chúng tôi và có những hành động thái quá, bất hợp pháp, chúng tôi sẽ đề nghị nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un xem xét lại Hội nghị Thượng đỉnh này”.
Thứ trưởng Choe Son-hui cũng chỉ trích Phó Tổng thống Mỹ Mike Pompeo, phản đối cách tiếp cận của ông về giải trừ hạt nhân theo kiểu Lybia hay việc ông đề cập lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên khi trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 22/5 vừa qua.
“Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã đưa ra những nhận xét thiếu tính kiềm chế cho rằng Triều Tiên có thể kết thúc số phận giống Lybia hay lựa chọn quân sự luôn sẵn sàng trên bàn, Mỹ cần sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược từ Triều Tiên… Là một người phụ trách các vấn đề liên quan đến Mỹ, tôi rất lấy làm ngạc nhiên trước những phát ngôn thiếu suy nghĩ của vị Phó Tổng thống Mỹ.”
Bà Choe cho rằng Mỹ không nên so sánh Triều Tiên với Lybia, đồng thời cảnh báo về một thảm kịch tương tự có thể xảy ra đối với Mỹ. Theo nhà ngoại giao này, không phải Triều Tiên mà chính Mỹ đã yêu cầu đối thoại.
“Chính Mỹ yêu cầu đối thoại, nhưng giờ đây nước này lại khiến công chúng hiểu nhầm rằng Triều Tiên đang mời Mỹ ngồi vào bàn đàm phán. Chúng tôi sẽ không cầu xin Mỹ đối thoại, hoặc cũng không tự đẩy mình vào rắc rối khi cố thuyết phục Mỹ nếu họ không muốn đàm phán cùng chúng tôi”.
Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều có khả năng không diễn ra vào đúng thời điểm ngày 12/6 tới nếu Triều Tiên không đáp ứng các điều kiện của Mỹ.
Nga nói gì?
Bộ Ngoại giao Nga ngày 23/5 cho biết, tình hình trên bán đảo Triều Tiên là vấn đề nằm trong chương trình nghị sự quốc tế và không thể giải quyết một cách đơn phương.
Hãng tin Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng: “Khi Mỹ đe dọa áp dụng mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Lybia đối với Triều Tiên, họ đe dọa không chỉ Bình Nhưỡng, mà còn bất cứ quốc gia nào liên quan, thậm chí toàn khu vực.”
Bà Zakharova đồng thời đặt câu hỏi về động cơ thực sự của Mỹ và cho biết thêm Nga đã lên kế hoạch các hành động cụ thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
“Vấn đề Triều Tiên nên được giải quyết dựa trên cac động thái tích cực. Đây là những gì chúng chúng tôi đang làm. Tôi chưa thể cung cấp chi tiết, song tôi muốn nói rằng phía Nga đã lên kế hoạch hành động, trong đó có việc duy trì các cuộc tiếp xúc, cũng như hướng đi cụ thể giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Dấu hỏi chấm cho Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Lời đe dọa hủy bỏ cuộc gặp Thượng đỉnh với Mỹ của Triều Tiên không hề bất ngờ. Trong nhiều thập kỷ qua, Triều Tiên đã sử dụng chiến thuật tương tự để định hình chương trình ngoại giao với Mỹ và Hàn Quốc, nhằm nuôi hy vọng đạt được một bước đột phá trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Nhà phân tích Zack Beauchamp của VOX cho rằng Triều Tiên không phải đang cố gắng ngăn chặn cuộc đàm phán, thay vì đó tái thiết lại kỳ vọng của Mỹ, khiến Mỹ hiểu rằng Triều Tiên không bao giờ đánh đổi chương trình hạt nhân của nước này. Phát biểu với VOX, ông Abraham Denmark, Giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm Woodrow Wilson cho rằng: “Đây chỉ là một chiến thuật đàm phán. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đặt ra một khởi đầu quá nhiều kỳ vọng, mong có sự nhượng bộ đáng kể từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Kim Jong-un đã khẳng định lại chỗ đứng của mình.”
Theo nhận định của các nhà quan sát Reuters, bất chấp lời qua tiếng lại giữa các bên, hội nghị thượng đỉnh vẫn sẽ tiếp tục bởi cả hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Donald Trump đều bị cuốn hút bởi viễn cảnh của cuộc gặp. Đây cũng được xem là một thắng lợi quan trọng về mặt ngoại giao của các bên, dù kết quả rất khó đoán định.
Reuters cho biết, có một thực tế rõ ràng rằng, bước đột phá mà Nhà Trắng kỳ vọng - Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân sẽ khó trở thành hiện thực. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tiến trình ngoại giao sẽ kết thúc. Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn có những mục tiêu mang tính thực tế mà họ có thể giành được. Chẳng hạn như việc Mỹ muốn Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân, tên lửa và công nghệ hạt nhân hay không sử dụng vũ khí hạt nhân đe dọa lục địa Mỹ. Còn Triều Tiên có một số mong muốn cơ bản, đặc biệt là viện trợ kinh tế, Mỹ cắt giảm quân số tại Hàn Quốc hay giảm cường độ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Những vấn đề cụ thể này tất nhiên có thể đưa ra bàn đàm phán./.