Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách để hỗ trợ kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đang phát đi tín hiệu thể hiện sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của Chính phủ để ổn định nền kinh tế, với mức độ thận trọng về tỷ lệ nợ, đồng thời thiết lập tỷ lệ thâm hụt thích hợp.

>> Trung Quốc tăng cường giao dịch hoán đổi tiền tệ trong khu vực châu Á

Theo nguồn tin từ South China Morning Post, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun cho biết, nước này sẽ mở rộng chi tiêu của Chính phủ để bù đắp các áp lực kinh tế, nhưng tỷ lệ thâm hụt ngân sách cần được đặt ở mức thích hợp. Ông cũng phát biểu trên tờ Nhân dân Nhật báo rằng: “Bắc Kinh phải gánh vác trách nhiệm trong việc ổn định nền kinh tế. Trong khi thiết lập tỷ lệ thâm hụt phù hợp, chúng ta cũng nên quyết định quy mô nợ một cách khoa học và hiệu quả để ngăn ngừa và giải quyết rủi ro”.

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải ổn định nền kinh tế với nhiều hỗ trợ hơn, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ (ảnh: Xinhua)

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải ổn định nền kinh tế với nhiều hỗ trợ hơn, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ (ảnh: Xinhua)

Các bình luận được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế, từ sự bùng phát của COVID-19, đến suy thoái thị trường bất động sản và căng thẳng kinh tế với Hoa Kỳ. Theo đó, tỷ lệ thâm hụt tài khóa của Trung Quốc đã đạt 3,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020, khi quốc gia này gấp rút chuẩn bị cho cú sốc ban đầu của dịch bệnh. Tuy nhiên, con số đã được điều chỉnh giảm xuống 3,2% vào năm ngoái, nhưng thực tế có thể đã thấp hơn, do việc phát hành trái phiếu và các nguồn tài chính địa phương khác chậm lại so với kỳ vọng.

Năm 2020, tỉnh Thanh Hải ở phía tây bắc nước này chỉ đặt mức tăng trưởng 5,7%; đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất so với toàn quốc khi không chạm mốc 6% như mục tiêu. Báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra, tốc độ tăng trưởng của Thanh Hải năm ngoái thấp hơn một chút so với mức tăng 6,2% của Ý. GDP của tỉnh năm ngoái là 51,9 tỷ đô la Mỹ, dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm chính thức. Con số này thấp hơn ước tính 52,6 tỷ USD của Azerbaijan, nhưng cao hơn ước tính 45,3 tỷ USD của Jordan.

Về mục tiêu tăng trưởng tham vọng nhất cho năm 2022 ở Trung Quốc, thì tỉnh Hải Nam đã đặt mục tiêu khoảng 9%. Đây là mục tiêu cao nhất trong cả nước, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu trên 10% trong năm 2021.

Các nhà phân tích tại Zhongtai Securities nhận định, áp lực lên nền kinh tế là điều hiển nhiên. So với năm 2021, 25 tỉnh đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP thấp hơn cho năm 2022, đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2015. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia của Trung Quốc dự kiến sẽ được công bố trong hai phiên họp vào tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra báo cáo công việc hàng năm của Chính phủ.

>> Trung Quốc có thể thực hiện thêm các biện pháp để ổn định Nhân dân tệ

Các chuyên gia kinh tế cũng bổ sung thêm các đánh giá rằng, thị trường Trung Quốc đã bị chia rẽ do thâm hụt chi tiêu của chính phủ. Trong đó, nhà kinh tế trưởng Zhong Zhengsheng của Ping An Securities ước tính, tỷ lệ thâm hụt có thể không đổi ở mức 3,2% GDP trong năm nay.

Tuy nhiên, Everbright Securities dự báo, tỷ lệ này có thể giảm xuống 3% vì khoảng 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ (205 tỷ USD) có thể được chuyển từ dự trữ tài khóa trong năm 2022.

Có thể thấy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nới lỏng lập trường tiền tệ của mình sau khi Bắc Kinh xác định ba áp lực mà nền kinh tế phải đối mặt đó là: Thu hẹp nhu cầu; Cú sốc nguồn cung và kỳ vọng yếu hơn; Cùng với ưu tiên ổn định kinh tế. Do đó, Chính phủ đã cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản trong tháng 1 nhằm giúp kích thích mức 3,98 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho vay của các ngân hàng.

Song, để giúp thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ nền kinh tế hơn nữa, Bộ Tài chính cũng đề nghị các chính quyền địa phương phân bổ sớm hạn ngạch 1,46 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho trái phiếu chuyên dùng năm 2022.

Vị Bộ trưởng Tài chính khẳng định, hạn ngạch trái phiếu có mục đích đặc biệt, là biện pháp hỗ trợ tài khóa được theo dõi rộng rãi và cần tập trung vào việc giữ tỷ lệ đòn bẩy của chính phủ ổn định, trong khi số tiền thu được sẽ hỗ trợ các dự án đang được xây dựng. “Các áp lực kinh tế đã làm hạn chế tăng thu ngân sách, trong khi tình hình đại dịch đang phát triển cũng làm gia tăng những bất ổn”, ông nói.

Các số liệu cho thấy, doanh thu tài chính của Trung Quốc đã tăng 10,7% so với một năm trước đó lên 20,25 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào năm 2022, trong khi chi tiêu tăng 0,3% lên 24,63%. Chính phủ đã cắt giảm thuế và phí trị giá 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ so với cùng kỳ.

Bất chấp những lo ngại về nợ địa phương và rủi ro tài khóa, một số cố vấn chính phủ đã lập luận để hỗ trợ tài khóa mạnh mẽ hơn trong năm nay. Zhu He, phó Trưởng nhóm nghiên cứu tại Diễn đàn Tài chính Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Thâm hụt tài khóa không phải là một cơn lũ lụt hay một con quái vật, mà là một công cụ quan trọng để làm suôn sẻ các chu kỳ kinh tế. Các trợ cấp của Chính phủ nên được mở rộng để hỗ trợ phát hành trái phiếu và các khoản vay chính sách để đảm bảo tăng trưởng hàng năm hơn 10% cho đầu tư cơ sở hạ tầng”.

  phát hành trái phiếu cho mục đích đặc biệt của địa phương trong báo cáo công việc hàng năm của Chính phủ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách để hỗ trợ kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713433422 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713433422 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10