Mặc dù tứ bề thọ địch nhưng Trung Quốc vẫn kiên quyết mục tiêu “quốc gia vĩ đại” vào năm 2035.
Dù Tầm nhìn 2035 của Trung Quốc không đề cập cụ thể đến Mỹ, nhưng cho thấy Trung Quốc sẽ hướng tới vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 15 năm tới.
Xét tổng quan, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trở thành siêu cường toàn diện. Nhưng khó khăn lớn nhất là sự lớn mạnh của quốc gia đông dân nhất toàn cầu có hài hòa với lợi ích chung hay không.
Về nội lực, Trung Quốc sở hữu nguồn lực vô cùng lớn, đó là diện tích lãnh thổ khổng lồ 9,6 triệu km2; lực lượng lao động gần 1 tỷ người, trong đó lao động trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu dân số, cộng với tài nguyên khoáng sản dồi dào.
Người Trung Quốc, nhất là đội ngũ thương nhân Hoa kiều vô cùng tinh anh, nhanh nhạy. Giới tinh hoa có hàng chục triệu người làm khoa học, đủ sức phát minh, sáng chế mọi thiết bị, cấu kiện tinh vi nhất.
Bằng chứng là trước năm 1980, Trung Quốc còn thiếu lương thực, được liệt vào danh sách các nước nghèo. Nhưng đến năm 2000, nền kinh Trung Quốc bắt đầu đuổi kịp và vượt Nhật Bản, Tây Âu, trở thành đối trọng lớn nhất của Mỹ.
Trên thực tế, Trung Quốc đã là một cường quốc, GDP khoảng 15.200 tỷ USD, từ năm 1996 đến nay mức tăng trưởng kinh tế luôn trên 6,5%, có giai đoạn 2002 - 2011 bùng nổ trên mức 9%/năm.
Trong lịch sử thế giới cận - hiện đại, chưa có một quốc gia nào đầu tư ra nước ngoài nhiều bằng Trung Quốc. Riêng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trị giá 1 nghìn tỷ USD, chưa kể số tiền khổng lồ luôn được đóng dấu “mật” dùng để M&A các doanh nghiệp chiến lược khắp toàn cầu.
Trong khi chính sách của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump không hề dấu diếm quyết tâm kiềm tỏa sự bành trướng của Trung Quốc. Hơn 2 năm ra mặt chống Trung Quốc, ông Trump đã thu được những thành quả nhất định.
Mỹ đã làm giảm sức mạnh của các công ty công nghệ Trung Quốc; tính riêng thiết kế và sản xuất chip, Trung Quốc thua Nhật Bản và phương Tây ít nhất 2 thập kỷ. Nếu tự lực cánh sinh, chưa biết khi nào các doanh nghiệp Trung Quốc có thể cắt cơn phụ thuộc vào bên ngoài.
Hàng loạt quốc gia nghèo ở Nam Á, Bắc và Trung Phi đang bày tỏ hoài nghi về nguồn vốn Trung Quốc sau khi chứng kiến những “hậu quả” để lại ở Sri Lanka, Maldives, Vanuatu, Myanmar,… Các chính phủ này đang thắt chặt thận trọng với Trung Quốc.
Dù ai đắc cử Tổng thống Mỹ, cũng sẽ tăng cường đối đầu Trung Quốc, dịch chuyển “sở chỉ huy tác chiến” về Châu Á- Thái Bình Dương để tiện bề liên kết với đồng minh. Đây là điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn.
Như đã phân tích, Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng trở thành siêu cường toàn diện nếu trỗi dậy hòa bình thân thiện. Nhưng mục tiêu của họ luôn ẩn chứa rủi ro cho phần còn lại, nên ít nhất 10 năm tới, Trung Quốc khó hoàn thành tham vọng bá chủ toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 30/10/2020
05:00, 28/10/2020
03:47, 25/10/2020
07:19, 22/10/2020
05:11, 22/10/2020