Trung Quốc giúp gì cho Đông Nam Á trong cuộc đua năng lượng sạch?

Diendandoanhnghiep.vn Với tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng, Đông Nam Á đang trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các cường quốc năng lượng toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc.

>>  Đông Nam Á thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi sang năng lượng sạch

Đông Nam Á

Đông Nam Á đang có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sang năng lượng xanh

Đông Nam Á và Trung Quốc đã cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong hành động về khí hậu và chuyển đổi sang năng lượng sạch. Điều này đã được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 năm ngoái.

Với các cam kết về khí hậu ngày càng tăng, ngành năng lượng của Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng, phải đối mặt với nhu cầu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng sạch và đáng tin cậy với giá cả phải chăng, đồng thời thúc đẩy chương trình khử cacbon.

Trong số nhiều yếu tố cần thiết để đạt được những mục tiêu này, việc đảm bảo dòng vốn đầu tư đáng kể và bền vững vào các dự án năng lượng tái tạo nổi lên như một yếu tố quan trọng.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về quy mô và phạm vi đầu tư cần thiết, nhưng có sự đồng thuận rộng rãi rằng khoản đầu tư cần thiết cho tiến trình chuyển đổi năng lượng của khu vực là không nhỏ, vượt xa những gì khu vực công có thể cung cấp. 

Từ năm 2016 đến năm 2020, tổng vốn đầu tư cho năng lượng sạch trong khu vực khoảng 60 tỷ USD. Phần lớn nguồn tài trợ đó đến từ khu vực công. Số tiền này ít hơn đáng kể so với nguồn vốn cần thiết để mở rộng nguồn cung năng lượng tái tạo nhằm phù hợp với các mục tiêu về khí hậu của Paris, được Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính cần khoảng 92 tỷ USD mỗi năm.

Tiến sĩ Muyi Yang, thành viên chính sách cấp cao không thường trú tại Asia Society Australia nhận định, việc phân bổ thêm nguồn vốn đầu tư công cho các dự án năng lượng tái tạo cũng là một thách thức, đặc biệt khi các chính phủ trong khu vực đang cố gắng quản lý nợ công và chi tiêu sau COVID-19, đồng thời giải quyết các nhu cầu cạnh tranh về phân bổ ngân sách công.

"Với vị thế là nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch và là đối tác kinh tế lớn của khu vực, Trung Quốc có thể cung cấp hỗ trợ quan trọng cho các nước Đông Nam Á huy động đầu tư cho lĩnh vực năng lượng tái tạo", chuyên gia này cho biết.

Tuy nhiên, theo Alistair Ritchi, Giám đốc Phát triển bền vững Châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á (ASPI), bối cảnh hiện tại đòi hỏi nhiều hơn những cách tiếp cận thông thường. Cần có những chiến lược đổi mới và sáng tạo để hỗ trợ cho những cải cách sâu sắc hơn và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân.

>>  Năng lượng sạch - trụ cột kinh tế mới của Trung Quốc

Là quốc gia dẫn đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng sạch, Trung Quốc có thể hỗ trợ Đông Nam Á

Là quốc gia dẫn đầu thế giới về chuyển đổi năng lượng sạch, Trung Quốc có thể hỗ trợ Đông Nam Á trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

"Những cải cách này thường gặp phải thách thức, bao gồm xung đột lợi ích và năng lực thực hiện còn hạn chế. Điều này đặc biệt xảy ra khi cải cách chạm đến các lĩnh vực nhạy cảm về mặt chính trị như trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, có khả năng thách thức các lợi ích cố hữu", ông Alistair Ritchi nói.

Mặc dù vậy, nếu không tiến hành cải cách sâu hơn, các nhà đầu tư tư nhân đương nhiên sẽ ưu tiên các dự án năng lượng tái tạo ở các nền kinh tế phát triển và có rủi ro thấp hơn. 

Thực tế cho thấy, sự gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu trong những năm gần đây, từ 451 tỷ USD năm 2019 lên 659 tỷ USD vào năm 2023 – đánh dấu mức tăng hơn 40% chỉ sau 4 năm. Nhưng sự gia tăng đầu tư này chủ yếu tập trung ở một số nước tiên tiến và các nền kinh tế lớn đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. Phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á, chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong mức tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo kể từ năm 2019.

Để khắc phục tình trạng này, Viện Chính sách Xã hội Châu Á đề xuất một chiến lược đổi mới để Trung Quốc xem xét. Đề xuất này được xây dựng dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên, tập trung vào việc hỗ trợ triển khai các dự án năng lượng tái tạo có tính khả thi ngay lập tức với những chính sách dành riêng cho từng dự án và các hỗ trợ quốc tế.

Do ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào sản xuất điện đốt than cố định, điều này có tiềm năng đáng kể cho việc triển khai các hệ thống lưu trữ và năng lượng tái tạo ngoài lưới điện, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Động thái như vậy có thể tránh được những hạn chế hiện tại của hệ thống lưới điện trong khu vực, mang lại lợi ích trước mắt.

Với những ưu thế tự nhiên trong sản xuất thiết bị sạch và chế biến khoáng sản quan trọng, Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để có khả năng sản xuất 125-150 GW mô-đun năng lượng mặt trời và 140-180 GWh pin vào năm 2030, dự kiến sẽ mở ra những cơ hội đáng kể cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Nếu thành hiện thực, những thành công ban đầu sẽ tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho nhiều dự án chuyển đổi năng lượng trong khu vực; đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để hợp pháp hóa những cải cách pháp lý và thị trường đầy thách thức, qua đố mở đường cho Đông Nam Á chuyển đổi hướng tới một tương lai xanh và thịnh vượng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc giúp gì cho Đông Nam Á trong cuộc đua năng lượng sạch? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714435871 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714435871 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10