Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông

LAM SONG 09/06/2021 10:37

Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu áp sát không phận Malaysia là để thể hiện khả năng “thị uy quân sự” đối với nước láng giềng.

Máy bay Xian Y-20 (trên) và Ilyushin il-76 của Trung Quốc. Ảnh: CCTV, Reuters

Máy bay Xian Y-20 (trên) và Ilyushin il-76 của Trung Quốc. Ảnh: CCTV, Reuters

Không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) cho biết 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc đã tới gần không phận nước này sau khi có "hoạt động đáng ngờ ở biển Đông".

RMAF đã phải điều chiến đấu cơ Hawk 208 từ căn cứ không quân Labuan để theo dõi và ngăn chặn các máy bay Trung Quốc, cách bờ biển bang Sarawak khoảng 60 hải lý. Các máy bay chiến đâu bao gồm gồm Ilyushin il-76 và Xian Y-20, di chuyển theo đội hình chiến thuật ở độ cao 7-8,2 km.

"Các máy bay Trung Quốc không liên lạc với trạm kiểm soát không lưu khu vực dù được hướng dẫn nhiều lần. Sự cố này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia và an toàn chuyến bay" - RMAF cho biết.

Theo RMAF, trung tâm này phát các máy bay Trung Quốc đầu tiên lúc 11 giờ 53 phút trưa 31-5 (giờ địa phương).

Trên mạng xã hội, các nhà quan sát chỉ trích hành động của Trung Quốc vì diễn ra trước thời điểm Malaysia chuẩn bị áp đặt lệnh tổng phong toả cả nước vì dịch Covid-19 (ngày 1-6). "Bắc Kinh hiểu rõ tình cảnh mà Malaysia phải đối mặt, bao gồm lệnh tổng phong toả mới nhất" - chuyên gia phân tích an ninh hàng hải tại Singapore, Collin Koh, viết trên mạng xã hội Twitter.

Ở thời điểm hiện tại, Malaysia đang vật lộn với đại dịch Covid-19, chịu nhiều áp lực về kinh tế và có những lý do để duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Tuy nhiên, với hành động trên, mới đây, Ngoại trưởng Malaysia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Âu Dương Ngọc Tịnh để yêu cầu giải thích về việc 6 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách bờ biển Sarawak khoảng 110km.

Bộ Ngoại giao Malaysia cáo buộc đây là sự “xâm phạm không phận và chủ quyền” nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh phủ nhận và nói rằng các máy bay quân sự không vào không phận của Malaysia và thực hiện quyền bay tự do trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: CGTN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: CGTN

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 2/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhận được câu hỏi về phản ứng của Bắc Kinh sau khi bị phía Malaysia cáo buộc 16 máy bay Trung Quốc có hoạt động "đáng ngờ" áp sát không phận quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Uông trả lời rằng hoạt động của nhóm 16 máy bay Trung Quốc là "hoạt động huấn luyện thường lệ" do không quân Trung Quốc tiến hành ở vùng biển phía nam Biển Đông và rằng động thái này không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào. 

Ông Uông còn nói rằng không quân Trung Quốc đã "tuân thủ luật pháp quốc tế và không tiến vào không phận của các nước khác". Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết Bắc Kinh đã trao đổi với chính quyền Kuala Lumpur về vấn đề này.

Đại sứ quán Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng "Trung Quốc và Malaysia là hai nước láng giềng thân thiện và Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục các cuộc tham vấn hữu nghị song phương với Malaysia để cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".

Trước đó, đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur cũng biện minh rằng hoạt động của không quân Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế.

Có thể khẳng định, từ lâu Trung Quốc luôn thể hiện quyết tâm chính trị trong yêu sách chủ quyền hàng hải ở Biển Đông và được cho là đã đưa ra đề xuất cuộc gặp cấp ngoại trưởng với 10 thành viên ASEAN tuần tới.

Theo nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam của Singapore, việc điều máy bay tới gần bãi cạn South Luconia Shoal có thể coi là biện pháp ngăn cản các bên khác có chủ quyền ở Biển Đông. “Vụ việc này nhằm thể hiện và khuếch trương các khả năng sức mạnh quân sự mới của họ, vốn tương phản với lực lượng không quân Malaysia”, Koh nói. “Người Trung Quốc dường như muốn nói giờ đây họ được trang bị tốt hơn để leo thang thị uy”.

Yan Yan, Giám đốc Trung tâm luật và chính sách đại dương tại Viên Nghiên cứu Biển Đông ở đảo Hải Nam nhận định, việc phô trương sức mạnh của Bắc Kinh sẽ tiếp diễn, bất chấp những quan ngại của láng giềng và sự dõi theo của các nước khác như Mỹ. “Với sự phục hồi kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc tương đối thoải mái và tự tin về sự hiện diện ở Biển Đông. Có cảm giác rằng, dần dần họ sẽ làm suy yếu quyết tâm chính trị của các đối thủ địa chính trị”. - Yan Yan nói.

Có thể bạn quan tâm

  • G7 sắp xây dựng dự án thay thế Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

    11:00, 06/06/2021

  • Trung Quốc toan tính gì khi đặt giàn khoan khai thác khổng lồ ở Biển Đông?

    05:00, 04/06/2021

  • Thấy gì từ việc Philippines gửi 100 công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:00, 02/06/2021

  • “Vấn đề Trung Quốc” trên nghị trường Mỹ

    02:59, 01/06/2021

  • Nước Anh làm gì để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông?

    05:05, 28/05/2021

  • Biến Biển Đông thành “ao nhà”: Trung Quốc đang tự hủy lợi ích của đất nước mình!

    05:00, 25/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO