Các công ty Edtech Trung Quốc tiếp tục “tắm máu”

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà đầu tư toàn cầu từ Tiger Global Management đến Temasek đang “tụt huyết áp” sau khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp hạn chế khắc nghiệt nhất đối với lĩnh vực Edtech trị giá 100 tỷ USD.

Thứ bảy vừa qua, Trung Quốc đã cấm các công ty cung cấp dịch vụ dạy kèm trong chương trình giảng dạy ở trường học phi lợi nhuận, khả năng chào bán cổ phiếu ra mắt công chúng lần đầu (IPO).

Các công ty Edtech Trung Quốc đang bị đàn áp khốc liệt.

Các công ty Edtech Trung Quốc đang bị đàn áp khốc liệt.

Điều này đồng nghĩa với việc, vốn nước ngoài đã bị cấm hoàn toàn khỏi lĩnh vực này và cũng đồng nghĩa với việc cấm các công ty Temasek và GIC của Singapore cũng như Warburg Pincus và Quỹ Vision của SoftBank, tiếp tục đầu tư vào nhiều công ty lớn của ngành Edtech của nước này. 

Bắc Kinh đã công bố thêm rất nhiều quy định có nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực kiếm bộn tiền này. Và cơ quan hành chính quyền lực nhất đất nước này cho biết, những người vi phạm quy tắc đó phải “triệt để chấn chỉnh tình hình”.

Chính vì vậy, một số tên tuổi lớn nhất trong ngành ở Trung Quốc, bao gồm New Oriental Education & Technology Group, TAL Education Group, Gaotu Techedu và Koolearn Technology, đang đối mặt với nguy cơ phải giảm mạnh danh mục đầu tư của mình hoặc tệ hơn là bị bán tháo.

Rõ ràng đã có một cuộc “tắm máu” lĩnh vực Edtech trên toàn Trung Quốc, bắt nguồn từ những phản ứng dữ dội đối với ngành công nghiệp này, khi việc dạy thêm quá nhiều hành hạ giới trẻ và tạo gánh nặng cho phụ huynh với các khoản học phí đắt đỏ. 

Bất kể việc Edtech đã từng được coi là một hướng đi chắc chắn để những đứa trẻ (và cha mẹ chúng) có nguyện vọng vươn lên, nhưng giờ đây nó lại bị coi là trở ngại đối với một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh: Khiến cho tỷ lệ sinh giảm.

Nguyên nhân chính được cho là do dữ liệu điều tra dân số Trung Quốc đã tiết lộ một số vấn đề cấp bách đối với các nhà hoạch định chính sách.

Năm 2020, Trung Quốc báo cáo tỷ lệ sinh là 11,4 trên 1.000 người, giảm 2,2% so với năm 2019. Điều này cho thấy độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc đang tăng lên, điều này đã cản trở lực lượng lao động của nước này. Một trong những lý do khiến dân số trẻ không muốn kết hôn, sinh con là do áp lực nuôi con trong thời gian gần đây.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang giảm mạnh trong thời gian gần đây do áp lực đến việc nuôi dạy con từ các cặp vợ chồng trẻ.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang giảm mạnh trong thời gian gần đây do áp lực đến việc nuôi dạy con từ các cặp vợ chồng trẻ.

Có thể nói, đó là một sự đảo ngược đáng kinh ngạc đối với một ngành công nghiệp từng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc. Lĩnh vực giáo dục trực tuyến được kỳ vọng sẽ tạo ra doanh thu 491 tỷ nhân dân tệ (76 tỷ USD) vào năm 2024. Những kỳ vọng cao cả đó đã khiến thị trường chứng khoán trở thành con cưng của TAL Education và Gaotu, đồng thời đào tạo ra một thế hệ các công ty khởi nghiệp khổng lồ như Yuanfudao và Zuoyebang.

Nhưng giờ đây, có vẻ như Bắc Kinh đang cảm nhận được những “sự nguy hiểm tiềm tàng” bởi những con số đầu tư đáng kinh ngạc vào lĩnh vực giáo dục trực tuyến. Hầu hết những “ông lớn” công nghệ của Trung Quốc từ Alibaba, Tencent hay ByteDance đều là những nhà đầu tư tầm vóc đã tham gia vào lĩnh vực giáo dục. 

Theo iResearch, các nền tảng giáo dục trực tuyến đã thu hút khoảng 103 tỷ nhân dân tệ vốn chỉ trong năm 2020 tại Trung Quốc. Trong đó, năm công ty lớn nhất chiếm 80% số tiền huy động được.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, tất cả những điều này là phản ánh một chiến dịch rộng lớn hơn bắt đầu vào cuối năm 2020, nhằm chống lại sự gia tăng của các công ty internet Trung Quốc từ Didi cho đến Alibaba. Tất cả đang bị tác động bởi một loạt các cuộc đàn áp quy định mở rộng từ fintech sang các mảng bao gồm dịch vụ gọi xe, mua hàng tạp hóa và giao đồ ăn.

Đang có một chiến dịch rộng lớn của Bắc Kinh nhắm vào các công ty internet Trung Quốc từ Didi cho đến Alibaba.

Đang có một chiến dịch rộng lớn của Bắc Kinh nhắm vào các công ty công nghệ từ Didi cho đến Alibaba.

Mong muốn của Bắc Kinh nhằm khẳng định quyền kiểm soát nền kinh tế và một trong những nguồn lực quý giá nhất của họ nằm ở trung tâm của những hành động đó. Các công ty hoạt động với tư cách là nền tảng internet ngày càng bị giám sát chặt chẽ hơn vì những “mớ dữ liệu” mà họ thu thập được, khiến chính phủ lo ngại về các vấn đề quyền riêng tư và bảo mật.

Cuối cùng vẫn chưa rõ cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào. Song, nhiều người tin rằng Bắc Kinh có thể sẽ không tìm mọi cách để tiêu diệt một ngành công nghiệp sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc chuẩn bị lực lượng lao động trong tương lai của mình.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các công ty Edtech Trung Quốc tiếp tục “tắm máu” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713912608 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713912608 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10