Trung Quốc “ve sầu thoát xác”: Kỳ II - Hóa giải rủi ro bằng cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đã và đang biến những doanh nghiệp mà họ thâu tóm, thành “pháo đài” kinh tế ở nước ngoài để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị.

China Reform mua lại công ty Imagination của Anh là một phần trong chiến lược “Made in China 2025”.

China Reform mua lại công ty Imagination của Anh là một phần trong chiến lược “Made in China 2025”.

Dịch COVID-19 khiến hệ thống doanh nghiệp ở Châu Âu, Châu Đại Dương, Mỹ, Châu Á... gặp khó khăn. Đây là thời cơ cho doanh nghiệp Trung Quốc vung tiền thâu tóm.

Làn sóng “Trung Quốc hóa”

Năm 2017, China Reform mua lại công ty Imagination của Anh, sau đó đã đưa 4 nhân sự của mình vào HĐQT của Imagination. Theo đó, kế hoạch “Trung Quốc hóa” doanh nghiệp này đã thành công.

Với Imagination, Bắc Kinh nhắm vào tài nguyên kỹ thuật, công nghệ của Anh Quốc nói riêng và Châu Âu nói chung, đây là một phần trong chiến lược “Made in China 2025”.

Tại Thụy Điển, Cơ quan Nghiên cứu chính sách quốc phòng nước này thống kê, Trung Quốc đã tăng tốc mua các công ty Thụy Điển từ năm 2014. Trong đó, hơn 50% thương vụ M&A nằm trong phạm vi ưu tiên của chiến lược “Made in China 2025”.

Những doanh nghiệp công nghệ lâu đời có quy mô nhỏ và vừa ở Bắc Âu đã trở thành “miếng mồi” ngon cho Trung Quốc. Ở đây, Bắc Kinh không sử dụng cách thức mua đứt bán đoạn, mà qua hình thức mĩ miều- hợp tác nghiên cứu và phát triển.

Vai trò của Nhà nước

Để đối phó với nguy cơ “Trung Quốc hóa” trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức chuyên biệt chỉ để giám sát hoạt động M&A với các doanh nghiệp Trung Quốc. Uỷ ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) là cơ quan liên đới nhân sự giữa các Bộ, có thể xem xét tất cả các giao dịch, qua đó đánh giá ảnh hưởng của nó đối với an ninh quốc gia.

Ở Châu Âu, các nước Đức, Anh đã chính thức luật hóa việc chống Trung Quốc thâu tóm kinh tế. Trong đó, Đức đã ban hành đạo luật buộc các Cơ quan quản lý có liên quan giám sát chặt các khoản đầu tư có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Trong khi Anh kiểm tra nghiêm ngặt các thương vụ M&A trong những lĩnh vực, như quân sự, điện toán, công nghệ lượng tử.

Đích thân Tổng thống Mỹ đã nhiều lần ngăn chặn các thương vụ M&A “nhạy cảm” từ Trung Quốc. Điều này cho thấy vai trò của Nhà trước đối với việc này là tối thượng. Nếu hoạt động này được “thả nổi” cho doanh nghiệp, mọi thứ sẽ được quyết định bởi giá cả, giá trị, mà về vấn đề này, Trung Quốc là số 1!

Một số quốc gia Châu Âu được khuyến cáo sở hữu cổ phần chiến lược trong các công ty có vai trò quan trọng, nhưng đang suy yếu; đồng thời bơm tiền cứu trợ để “miễn nhiễm” với sự chèo kéo từ Trung Quốc.

Ngăn ngừa “Trung Quốc hóa” để bảo vệ an ninh quốc gia đã là vấn đề mang tính toàn cầu. Dĩ nhiên, Việt Nam không nên và không thể đơn độc. Công cụ chủ yếu vẫn là pháp luật, sau đó là xây dựng cơ sở dữ liệu dự án đầu tư nước ngoài, liên kết với dữ liệu quốc tế để có thêm thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực nhân sự và cơ chế trách nhiệm của cơ quan chuyên trách.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc “ve sầu thoát xác”: Kỳ II - Hóa giải rủi ro bằng cách nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713616317 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713616317 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10