Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Cần xây dựng cho Thừa Thiên - Huế một bộ tiêu chí đặc thù

Thy Hằng 18/12/2019 11:00

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, cần xây dựng cho Thừa Thiên - Huế một bộ tiêu chí đặc thù để vừa xây dựng tỉnh trở thành đô thị trực thuộc TƯ vừa phát huy giá trị văn hoá riêng.

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. 

Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025.

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu, đặc sắc của Châu Á.  

Chia sẻ với DĐDN về những mục tiêu phát triển Thừa Thiên – Huế mà Nghị định 54 đề ra, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế TƯ đánh giá, để thực hiện được mục tiêu đó, rõ ràng phải xây dựng cho Thừa Thiên - Huế một bộ tiêu chí đặc thù để không những xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành một đô thị trực thuộc Trung ương mà vẫn phát huy được các giá trị của di sản, các giá trị của văn hóa riêng có của Thừa Thiên - Huế.

Nói một cách khác có một bộ tiêu chí đặc thù cho Thừa Thiên - Huế trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa, hợp lý giữa các tiêu chí hiện hành với các tiêu chí thể hiện nét giá trị về di sản, về văn hóa của Thừa Thiên - Huế. 

“Chúng ta phải xác định được những nét đặc thù riêng có của Thừa Thiên Huế và phải kết hợp và xử lý một cách tốt nhất mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển, giữa bảo tồn và phát triển, giữa xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với việc bảo tồn các giá trị đi sản văn hóa cố đô Huế và những nét riêng có về con người Huế, để văn hóa thực sự trở thành vừa là nền tảng vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển của Thừa Thiên Huế”, Trưởng ban Kinh tế TƯ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì trong thư Thủ tướng khen Thừa Thiên - Huế?

    04:00, 04/06/2019

  • Thừa Thiên Huế: Mục tiêu nâng hạng vào top đầu PCI cả nước

    00:00, 18/12/2019

  • Thừa Thiên Huế: Giữ vững vị thế, thương hiệu quốc tế của Festival

    16:22, 17/12/2019

Trước đó, sau 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị khoá X, Thừa Thiên – Huế đã có nhiều nỗ lực đổi mới tư duy, khai thác các tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai Kết luận trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém.

Cụ thể, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên TWĐ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đánh giá, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, Thừa Thiên - Huế đã đạt những thành quả quan trọng về thu nhập bình quân, quy mô nền kinh tế đã tăng gấp hơn 2 lần so với thời kỳ tốc độ tăng trưởng dưới mức bình quân cao hơn cả nước, đời sống của nhân dân được nâng lên từng bước, đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng được cải thiện, công tác bảo tồn gìn giữ quần thể di tích lịch sử di tích cố đô Huế đã được tôn tạo…

“Tuy nhiên nhìn lại chặng đường 10 năm thì vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại”, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế cho biết. Cụ thể những tồn tại, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, đô thị khu vực vẫn còn khó khăn.

“Một vấn đề lớn là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, chúng tôi cũng hết sức lúng túng trong việc triển khai thực hiện Kết luận 48 đó là đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trên mô hình đô thị hiện đại thì trải qua 10 năm thực hiện, một số tiêu chí với đô thị di sản thì để thực hiện được”, ông Lê Trường Lưu cho biết.

Nhận định về Nghị định mới vừa được ban hành, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế cho rằng, vấn đề  lớn nhất là hoàn chỉnh công trình đô thị di sản đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vấn đề thứ hai, theo ông Lưu, cần phải tiếp tục phát triển kinh tế trên nền tảng bảo tồn và phát triển và tiếp tục đầu tư xây dựng các khu kinh tế vùng ven tạo điều kiện hỗ trợ về mặt kinh tế đời sống việc làm cho người dân và tăng thu nhập, tăng thu ngân sách cho tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Cần xây dựng cho Thừa Thiên - Huế một bộ tiêu chí đặc thù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO