Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác định chính xác thiệt hại vụ án và làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
>> Ông Tất Thành Cang lĩnh án 10 năm tù
VKSND TP HCM tiếp tục trả hồ sơ vụ sai phạm trong chuyển nhượng 32 ha đất công ở xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP HCM cho Công an TP HCM để xác định chính xác thiệt hại vụ án, làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Tháng 12/2021, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Cang cùng chín bị can như kết luận điều tra vụ án hồi giữa tháng 8/2021.
Trước đó, tháng 10/2021, VKSND TP HCM cũng từng trả hồ sơ, đề nghị tiếp tục định giá tài sản để xác định chính xác giá trị tài sản của Công ty Tân Thuận tại thời điểm hai công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai ký hủy hợp đồng chuyển nhượng phần đất đã bồi thường tại dự án khu dân cư Phước Kiển vào tháng 5/018.
Thời điểm Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai ký hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án khu dân cư Ven Sông vào tháng 11/2017, thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 9/2019. Đây là căn cứ để xác định chính xác tài sản của Nhà nước bị thất thoát tương ứng với các thời điểm trên của dự án trong vụ án.
VKS yêu cầu xác định và kết luận về trách nhiệm của các cá nhân thuộc Công ty Quốc Cường Gia Lai trong vụ án. Đồng thời điều tra, xác định rõ việc thu hồi tài sản bị thất thoát trong vụ án để xác định trách nhiệm dân sự của các cá nhân liên quan đến hậu quả thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước…
VKS cũng yêu cầu xác định trách nhiệm của 2 người khác nguyên lãnh đạo và cán bộ Văn phòng Thành ủy TP HCM là bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh Văn phòng Thành uỷ TP HCM), ông Phạm Nhớ Hồng Thương (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý Đầu tư – Kinh doanh vốn).
Đến đầu tháng 12/2021, kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh điều tra xác định, việc chuyển nhượng khu đất đã đền bù ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chuyển nhượng một phần Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 theo quy định pháp luật hiện hành là không bắt buộc phải đấu giá, việc đấu giá chỉ là một trong những căn cứ để đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch mang lại lợi ích cao nhất cho công ty và chủ sở hữu.
>>Sai phạm tại IPC: Tiếp tục xét xử ông Tất Thành Cang với vai trò “đầu vụ”
Căn cứ để xử lý các bị can trong vụ án chủ yếu là việc Công ty Tân Thuận không thực hiện đúng quy định về xây dựng giá, dẫn đến giá chuyển nhượng thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Đảng bộ TP.HCM tại Công ty Tân Thuận.
Mặc khác, không có quy định nào buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai (là đơn vị nhận chuyển nhượng) phải biết giá đất do Công ty Tân Thuận xây dựng đúng hay sai.
Cơ quan An ninh điều tra chưa có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Như Loan thông đồng, cấu kết với các cá nhân trong Công ty Tân Thuận để có lợi trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, không có cơ sở xem xét trách nhiệm đối với bà Loan.
Về trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên, Cơ quan An ninh điều tra cho rằng, hành vi của bà là thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngày 5/11 vừa qua, Công an TP HCM có văn bản chuyển thông tin về hành vi sai phạm của bà Liên cho Thường trực Thành uỷ và Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ TP.HCM xử lý theo quy định.
Cơ quan An ninh điều tra cho đối chất và xác định rõ ông Phạm Nhớ Hồng Thương đã làm theo chỉ đạo của cấp trên, là ông Huỳnh Phước Long – nguyên Trưởng phòng.
Trong các tờ trình ông Thương soạn thảo, ông Long là người trực tiếp ký, trình lãnh đạo Văn phòng Thành uỷ để thông qua, không có chữ ký nháy của ông Thương; ông Thương không tham mưu, đề xuất các tờ trình.
Do đó, cơ quan An ninh điều tra cho rằng, không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Thương.
Liên quan tới sai phạm trong việc chuyển nhượng cổ phần của Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim, ông Tất Thành Cang vừa bị TAND TP.HCM tuyên phạt 10 năm tù.
Có thể bạn quan tâm
23:13, 08/01/2022
13:21, 04/01/2022
19:46, 28/12/2021