Tự chủ đại học: Bài 1 - Thay đổi tư duy

Diendandoanhnghiep.vn Tự chủ đại học có hình hài ra sao? Hoạt động như thế nào? Được làm gì và không làm gì?,...Tất cả phải cần được luật hóa rõ ràng.

Havard là đại học tự chủ tiêu biểu, nhưng liệu có phải là mô hình có thể áp dụng cho tất cả?

Havard là đại học tự chủ tiêu biểu, nhưng liệu có phải là mô hình có thể áp dụng cho tất cả?

Tự chủ đại học được luật hóa cách đây hơn 10 năm, thỉnh thoảng lại được nhắc đến khi có một vấn đề nào đó trong hệ thống đại học nổi lên. Nhưng nhìn lại, Việt Nam vẫn chưa thể cho ra đời khung quy định tự chủ đại học có hình hài ra sao? Hoạt động như thế nào?

Luật Giáo dục Đại học năm 2010 là bộ Luật đầu tiên quy định về quyền tự chủ cho các đại học. Trong khái niệm này, chưa có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ, tự chủ thì sẽ được làm gì, và không được làm gì… trong hơn 10 năm qua.

Tự chủ đại học bắt đầu từ đâu? Trước tơi nay, chúng ta đã xác định chưa đúng vạch xuất phát, dẫn đến tình trạng “trống đánh ngược kèn thổi xuôi”, người lao động bị mắc kẹt giữa Luật lao động và Luật viên chức; các trường chưa có đủ hành lang pháp lý để “vượt rào” trong tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và sa thải,…

Có rất nhiều “cục máu đông” nhưng điều đầu tiên phải thay đổi là “TƯ DUY” đối với tự chủ đại học. Có hàng ngàn bài viết về vấn đề này, rất hay lấy ví dụ từ các đại học phương Tây như Havard, Oxford, Standford, Cambridge,…

Nhưng chúng ta cũng rất hay quên rằng, các giá trị được gọi là “tự chủ”, “tự do” ở Mỹ (phương Tây) rất khác với Việt Nam. Tự chủ được hiểu giản đơn là quyền tự quyết, hạn chế tối đa ảnh hưởng bên ngoài.

Nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ là nền tảng cơ bản của giá trị Mỹ và gắn liền với những quyền dân sự được ghi nhận trong Sửa đổi Hiến Pháp lần 1, ví dụ như quyền tự do ngôn luận và quyền tự định đoạt. 

Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ là nền tảng của tự chủ đại học, bản chất những Havard, Stanford không đơn giản là một trường đại học mà ở đó còn cho thấy một xã hội Mỹ thu nhỏ - nơi thể hiện tất cả tinh hoa, giá trị Mỹ.

Rõ ràng, việc áp dụng tự chủ đại học ở những nền văn minh cộng đồng đặc sắc như ở phương Đông thường khó khăn hơn phương Tây - Việt Nam không ngoại lệ.

Làm sao phát huy hết tính năng động, sáng tạo, độc lập của cá nhân khi hàng ngàn năm nay tư duy làng xã, cố kết, tập thể đang được truyền trong gen người Việt?

Sẽ tự chủ thế nào khi người Việt luôn muốn “an toàn”, sợ chịu trách nhiệm, sợ bị công kích cá nhân,…chẳng phải người Việt ta kém bản lĩnh mà vì luật pháp, thể chế, truyền thống văn hóa đúc kết thành quy chuẩn con người như vậy.

Cụ thể hơn, làm sao để giảng viên tìm thấy họ là sự kết hợp nhịp nhàng giữa “người làm công ăn lương” và “cán bộ nhà nước”. Làm sao để sinh viên hiểu được học và nghiên cứu là một, chứ không phải lên lớp ngồi hết giờ, đến cuối kỳ thi lấy đủ điểm, cứ như thế 4 năm sẽ có tấm bằng vác đi xin việc?

Tự chủ đại học không chỉ là

Tự chủ đại học không chỉ là "giao thêm quyền cho nhà trường"

Luật viên chức hiện nay là một rào cản không hề nhỏ. Môi trường lao động năng động là nơi có rất nhiều cánh cửa mở và đóng liên tục. Tức là ai cũng có thể vào nếu đủ năng lực và bất cứ ai cũng có thể bị loại bỏ nếu năng lực đã được phát huy hết.

Hệ quả là để thăng lương cho trường hợp đặc biệt hoặc sa thải nhân sự gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, nói như ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: “vì các trường đại học tự chủ vẫn phải tuân theo Luật Viên chức, nên một bộ phận cán bộ giảng viên dù làm việc không hiệu quả nhưng trường không thể cho nghỉ việc”.

Biên chế trọn đời lại thêm một trắc trở của tự chủ đại học, bởi vì từ đây mọi chế độ lương bổng, bổ nhiệm, đề bạt, thăng tiến, về hưu đều tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Tạo cho người lao động thái độ “an nhàn” tuần tự sống và làm việc theo barem.

Phê và tự phê là một trong những biểu hiện đầu tiên của tự chủ đại học - tức là tạo ra môi trường làm việc dân chủ, không ngại bày tỏ quan điểm cá nhân, đóng góp ý kiến mà không sợ va chạm, không sợ trù dập, trở thành cá biệt.

Nói rõ ra, cần phải có dân chủ trong trường học, dân chủ trong chương trình học, dân chủ giữa người dạy và người học, dân chủ giữa những người học; ông hiệu trưởng không phải là “ông vua con” như xưa nay nhiều người vẫn ví von.

Tự chủ đại học không có nghĩa là buông lỏng quản lý, mà là thay đổi tư duy quản lý từ bao cấp sang thị trường, nhà trường vận hành theo quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị.

Tự chủ đại học là thay đổi cấu trúc tổ chức trường học, cùng với đó là thay đổi cách thức vận hành, cách tuyển chọn, sử dụng và quản lý con người,… để đạt mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tự chủ đại học: Bài 1 - Thay đổi tư duy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714106862 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714106862 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10