Tư duy phát triển (Bài 3): Nông dân đi bán... trà đá

Diendandoanhnghiep.vn Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc nông dân trở thành người bán đồ ăn và thức uống (nói vui là đi bán trà đá).

Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp số liệu của một số nước để bạn đọc cùng hình dung và thảo luận.

N

Các sản phẩm nông nghiệp chỉ có 136,1 tỷ đô-la, chiếm 0,6% GDP của Mỹ.

Ở Mỹ, GDP của nông nghiệp và các ngành liên quan (chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm…) vào năm 2019 là 1.109 tỷ đô-la, chiếm 5,2% tổng GDP của nước Mỹ. Trong đó, các sản phẩm nông nghiệp chỉ có 136,1 tỷ đô-la, chiếm 0,6% GDP của Mỹ, dịch vụ ăn uống vào khoảng 500 tỷ đô-la; còn lại là ngành chế biến.

Tổng lao động của nông nghiệp và các ngành liên quan là 22,2 triệu người, chiếm 10,9% lực lượng lao động của nước Mỹ. Trong đó, có 2,6 triệu nông dân, 1 triệu ngư dân và người trồng rừng, 5,6 triệu người làm trong ngành công nghiệp chế biến và 13 triệu người làm trong ngành dịch vụ ăn uống. Như vậy, tính ra tỷ lệ 100 lao động làm trong ngành nông nghiệp thì có 360 người làm trong dịch vụ ăn uống.

GDP/lao động nông nghiệp của Mỹ là 52,35 nghìn đô-la Mỹ, bằng 46,2% GDP/lao động của toàn nền kinh tế.

Vào năm 2019, Nhật có 1,7 triệu nông dân với 70% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp là 83 tỷ đô-la, chiếm 1,5% GDP của Nhật. GDP bình quân/lao động nông nghiệp là 48,8 nghìn đô-la và bằng 67,5% GDP/lao động của toàn nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế 3 ngành nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ của Nhật là 1,24-29,07-69,31 triệu lao động.

Nông dân Khánh Hòa tham quan vườn cây củ cải đường - một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở Hàn Quốc.

GDP/lao động nông nghiệp tại Hàn Quốc là 20,5 nghìn đô-la, bằng 35,4% bình quân cả nước. Trong ảnh: Nông dân Khánh Hòa (Việt Nam) tham quan vườn cây củ cải đường - một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc vào năm 2019, có 1,35 triệu người lao động làm trong ngành nông nghiệp (chiếm 4,77% tổng số lao động) và tạo ra 27,87 tỷ đô-la (1,69% GDP quốc gia). Như vậy, GDP/lao động nông nghiệp là 20,5 nghìn đô-la, bằng 35,4% bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế 3 ngành nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ của Hàn Quốc là 1,7-33-56,8 triệu lao động.

Vào năm 1991, khi trở thành nước có thu nhập cao, 15% lực lượng lao động của Hàn Quốc làm trong ngành nông nghiệp và tạo ra 6,82% GDP.

Nói về chuyển đổi, Trung Quốc có bước tiến hết sức ngoạn mục trong một thập kỷ qua. Năm 2009, cơ cấu lao động của ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là 38,1- 27,8-34,1 triệu lao động; đến năm 2019 là 25,1-37,5-47,4 triệu lao động. Lao động trong ngành công nghiệp chỉ tăng hơn 2 triệu người, trong khi gần 100 triệu lao động nông nghiệp đã chuyển sang ngành dịch vụ và xu hướng này vẫn đang rất mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc năm 2009 của ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là 10,33-46,24-43,43 triệu lao động; và năm 2019 là 7,1-39-53,9 triệu lao động. 

Ở Việt Nam, năm 2019, có 18,8 triệu người làm trong ngành nông nghiệp, chiếm 34,5% tổng lực lượng lao động. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ có 2,7 triệu người, chiếm 5% lực lượng lao động. Nếu tính riêng ngành dịch vụ ăn uống còn thấp hơn rất nhiều. Như vậy, tỷ lệ lao động nông nghiệp và dịch vụ ăn uống của Việt Nam là 7 hay ngược lại, 100 người làm nông nghiệp chỉ có 14 người làm dịch vụ lưu trú và ăn uống.

GDP của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam vào năm 2019 là 36,4 tỷ đô-la, chiếm 13,96% GDP của cả nước. Như vậy, GDP/lao động chỉ có 1,9 nghìn đô-la và bằng 40,5% bình quân của cả nước.

Nếu đến năm 2045 Việt Nam được như Hàn Quốc năm 1990, tức là trở thành nước có thu nhập cao và nông nghiệp chỉ còn 15% lực lượng lao động thì số lượng nông dân sẽ giảm hơn 10 triệu người và thay vào đó là số người làm trong ngành dịch vụ. Trong đó, dịch vụ ăn uống sẽ có một lực lượng lao động gia tăng rất lớn.

Như vậy xã hội phát triển đồng nghĩa với việc nông dân trở thành người bán đồ ăn và thức uống (nói vui là đi bán trà đá). Việt Nam sẽ rất phát triển nếu hai con số 18,8 và 2,7 triệu người nêu trên hoán đổi vị trí cho nhau. Khi đó, cả nước có 18,8 triệu lao động trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và chỉ còn 2,7 triệu nông dân mà thôi.

(Còn nữa) 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy phát triển (Bài 3): Nông dân đi bán... trà đá tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714057621 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714057621 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10