Tư duy phát triển (Bài 4): Nụ cười Stan Shih

HUỲNH THẾ DU 07/01/2021 05:00

Để lên được các nấc thang giá trị cao hơn, cần có năng lực đổi mới sáng tạo mà nó dựa trên chất xám (giáo dục và nghiên cứu phát triển).

Thú thực, trước đây tôi chỉ nghĩ là Việt Nam gia công ở các ngành công nghiệp, nhưng nhìn kỹ thì gần như tất cả (nông nghiệp và dịch vụ) đều đang gia công dựa vào lao động giá rẻ và vẫn mãi loay hoay không leo lên được các nấc thang giá trị cao hơn do năng lực của mình. Đến địa phương nào cũng nghe nông nghiệp công nghệ cao, thấy có gì đó sai sai, nhưng gần đây tôi mới có thể cắt nghĩa được.

Trong nông nghiệp, về lượng Việt Nam luôn tự hào thuộc các top, nhưng về giá trị lại không được bao nhiêu. Nông nghiệp công nghệ cao thực chất vẫn chỉ là quanh quẩn trong công đoạn chế biến/lắp ráp mà thôi chứ không phải chất xám của mình. Nhìn theo chuỗi giá trị cho thấy rất rõ điều này.

Nụ cười Stan Shih (như hình vẽ) là đường cong mô tả giá trị gia tăng của các công đoạn sản xuất (nghiên cứu ... thiết kế ... lắp ráp ... marketing ... dịch vụ). Người Đài Loan sáng lập Hãng máy tính Acer tìm ra quy luật này nên được đặt tên. Theo đó, GTGT thường cao nhất ở hai đầu, trong khi lắp ráp/gia công được ít nhất.

Sử dụng đường cong này có thể giải thích được lý do ĐBSCL đã và đang tạo ra một lượng lương thực thực phẩm đủ cho số người đông hơn dân số ở đó rất nhiều lần mà tại sao đời sống của rất nhiều gia đình ở đó chẳng khá lên được là bao.

Đầu vào (giống, vật tư...) chúng ta chủ yếu phải mua hay sử dụng công nghệ do người khác làm ra và đầu ra chủ yếu là bán sản phẩm thô hay sơ chế để người khác làm đầu vào hay đóng gói thành sản phẩm của mình. Do vậy, giá trị gia tăng phần lớn vào túi người khác.

C

Để lên được các nấc thang giá trị cao hơn, cần có năng lực đổi mới sáng tạo.

Để lên được các nấc thang giá trị cao hơn, cần có năng lực đổi mới sáng tạo mà nó dựa trên chất xám (giáo dục và nghiên cứu phát triển). Đây đang là điểm rất yếu của Việt Nam và ĐBSCL lại càng yếu hơn.

Muốn nâng cao năng lực thì cần phải tập trung ở các đô thị trung tâm. Do vậy, một lần nữa tôi lại nhấn mạnh điều mà tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần là bài toán phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam là ở các đô thị trung tâm.

Muốn giải bài toán đời sống của 2/3 số hộ gia đình hiện đang sống ở nông thôn là ở các đô thị chứ không phải ở nơi họ đang sống. Bài toán của Tây Nam Bộ thực ra là đang nằm ở Đông Nam Bộ. Đương nhiên, giáo dục cùng với năng lực nghiên cứu phát triển là cái gốc.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

  • Tư duy phát triển (Bài 3): Nông dân đi bán... trà đá

    05:00, 06/01/2021

  • Tư duy phát triển (Bài 2): Thân phận ly trà đá

    06:20, 05/01/2021

  • Tư duy phát triển (Bài 1): Vì sao nông nghiệp phát triển chậm?

    06:41, 04/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tư duy phát triển (Bài 4): Nụ cười Stan Shih
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO