[THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Tư duy “thiên nga đen” cho một thế giới bất định

PV 11/04/2020 06:26

“Thiên nga đen” - cuốn sách giúp chúng ta phải một lần nữa nhìn lại sự ngẫu nhiên và những hạn chế của con người khi đưa ra dự báo cho tương lai.

 Và suy cho cùng, “bờ vai” mà con người phải dựa vào và dựa vững chỉ có 1 - MẸ THIÊN NHIÊN.

Thiên nga đen là một sự kiện ngoại lệ, và nó hoàn toàn nằm ngoài địa hạt của những dự đoán. Trong lịch sử, có rất nhiều người tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng, bởi vì những trải nghiệm khiến cho họ cảm thấy thế và một Thiên nga đen có thể coi là một điều ngạc nhiên.

Thế nhưng người ta vẫn thường có xu hướng đưa ra kết luận dựa theo những gì họ được trải nghiệm, điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dự đoán, bớt tính ngẫu nhiên như trên thực tế. Đầu óc chúng ta được thiết kế để lưu trữ và sắp xếp, nén ép những sự kiện mà ta đi qua trong quá khứ để dễ dàng “vừa vặn” vào một cái khuôn của câu chuyện hợp lý. Sự méo mó này được gọi là thiên kiến nhận thức muộn: Ta thường có xu hướng dự báo các tình huống trong tương lai dựa vào những sự kiện đã trải qua.

Có thể bạn quan tâm

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN]: "Gallery" đặc biệt giữa Sài Gòn

    14:53, 29/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Chiều nhẹ trôi trên màu xanh Ba Bể

    06:35, 29/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Khi phố sang mùa

    14:48, 28/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Giải ô chữ (số 1)

    06:30, 28/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Tam Thanh “một ngày như mọi ngày”

    03:03, 21/03/2020

Bằng chứng câm lặng

Khái niệm bằng chứng câm lặng được Nicholas Taleb đưa ra qua câu chuyện của Cicero, triết gia và nhà hùng biện người Hy Lạp cổ đại:

Có lẽ độc giả yêu thích các cuốn sách kinh tế và tâm lý học nhận thức, triết học không còn lạ gì với cái tên Nassim Nicholas Taleb, tác giả của bộ sách INCERTO (Tính bất định) và Thiên nga đen chính là tác phẩm ấn tượng nhất.

Thiên nga đen là một sự kiện ngoại lệ, và nó hoàn toàn nằm ngoài địa hạt của những dự đoán. Trong lịch sử, có rất nhiều người tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng, bởi vì những trải nghiệm khiến cho họ cảm thấy thế và một Thiên nga đen có thể coi là một điều ngạc nhiên.

Thế nhưng người ta vẫn thường có xu hướng đưa ra kết luận dựa theo những gì họ được trải nghiệm, điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dự đoán, bớt tính ngẫu nhiên như trên thực tế. Đầu óc chúng ta được thiết kế để lưu trữ và “Diagoras, một kẻ không tin vào các vị thần, đã được cho xem một dãy các bức tranh vẽ chân dung các tín đồ đã cầu nguyện, và sau đó sống sót trong một thảm kịch đắm tàu. Bài học rút ra là cầu nguyện và tin vào các vị thần sẽ giúp bạn không bị chết đuối.

Diagoras sau đó hỏi lại: “Thế còn bức tranh vẽ những kẻ cầu nguyện nhưng vẫn chết chìm thì đâu cả rồi?”

Những “tín đồ” chết chìm đó được gọi là bằng chứng câm lặng. Người ta không tính toán được qua những bằng chứng đó bởi vì chúng không thể tự cất lời.

Có thể bạn quan tâm

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN]: "Gallery" đặc biệt giữa Sài Gòn

    14:53, 29/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Chiều nhẹ trôi trên màu xanh Ba Bể

    06:35, 29/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Khi phố sang mùa

    14:48, 28/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Giải ô chữ (số 1)

    06:30, 28/03/2020

  • [THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Tam Thanh “một ngày như mọi ngày”

    03:03, 21/03/2020

Vẫn là câu sáo ngữ quen thuộc, “Lịch sử là do kẻ thắng cuộc viết nên”. Trên thực tế, bất cứ ai sống sót đều cũng có thể viết ra nó. Những kẻ thắng cuộc này tạo ra một mẫu số chung, khiến nhiều người rơi vào một loại thiên kiến xác nhận khác được gọi là “thiên kiến kẻ sống sót”, và người ta nghĩ rằng cứ làm theo những kẻ sống sót ấy thì sẽ thành công. Vậy còn những người làm chính xác như thế nhưng thất bại thì sao?

Chính vì thiên kiến này nên việc sử dụng các thông tin mà bạn tìm thấy để đưa ra kết luận đúng là một điều tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro, bởi vì những bằng chứng phủ định đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương cùng những kẻ thất bại và bằng chứng câm lặng. Bạn không biết tới sự tồn tại của nó, hoặc không biết tìm nó ở đâu. Bởi vì bạn dễ dàng tìm thấy những bằng chứng xác nhận và củng cố thêm cho niềm tin sẵn có của mình. Thế nhưng một Thiên nga đen sẽ làm sụp đổ mọi niềm tin từ những gì có sẵn trong đầu bạn, những gì được coi là hợp logic nhất.

Học hỏi từ Mẹ Thiên Nhiên

Nếu mọi thứ đều khó có thể dự đoán như thế, làm thế nào để hưởng lợi từ sự bất định và cải thiện nghịch cảnh? Trong phần cuối của bản cập nhật mới nhất của Thiên nga đen do Alpha Books phát hành, Nicholas Taleb đã thêm một phần tiểu luận cuối sách có độ dài bằng cả một cuốn sách khác.

Được hỗ trợ từ một nhà kinh tế học hành vi khác là Daniel Kahneman, tác giả cuốn sách Tư Duy, Nhanh và Chậm, Nicholas Taleb sẽ dẫn người đọc tổng hợp các ý tưởng về các phương pháp mà ông cho rằng đây là những cách tốt nhất để đạt được lợi ích từ các Thiên nga đen tốt và tránh các Thiên nga đen tiêu cực:

Trước hết, Mẹ Thiên Nhiên thích những thứ dư thừa (tương đương với sự bảo đảm). Thiên nhiên tạo ra cho chúng ta (và rất nhiều loài động vật khác) hai con mắt, hai lá phổi, hai quả thận và mỗi bộ phận đều có khả năng hoạt động hơn mức cần thiết bất kể việc chúng không hiệu quả. Điều này để đảm bảo rằng khi chúng ta bị hỏng một trong hai thì cơ hội sống sót vẫn là rất cao. Giả sử Mẹ Thiên Nhiên là một nhà kinh tế học, để tối ưu hóa lợi nhuận thì rất có thể quả thận của chúng ta sẽ bị chia nhỏ thành các phần riêng biệt, và để mọi thứ hiệu quả hơn thì chúng ta có thể bán các quả thận thừa đi.

Thứ hai, Mẹ Thiên Nhiên không thích những thứ quá lớn và trong kinh tế học, các thực thể nhân tạo to lớn đồng nghĩa với sự mong manh của nó. Taleb lấy ví dụ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi một ngân hàng (Lehman Brothers) sụp đổ, nó kéo theo một cuộc sụp đổ hàng loạt theo kiểu domino. Vụ phá sản ngân hàng đó được gọi là một Thiên nga đen, nó cho chúng ta thấy rằng những thứ to lớn trong nền kinh tế có thể mong manh tới mức nào, và khi các doanh nghiệp đã đủ lớn, những người điều hành và chính phủ càng phải hỗ trợ vì nếu nó phá sản thì tổn thất mà điều đó gây ra cho nền kinh tế thực sự là một thảm kịch.

Thứ ba, Mẹ Thiên Nhiên không thích toàn cầu hóa (về sinh học, văn hóa hay kinh tế). Chúng ta càng đi du lịch tới nhiều nơi trên thế giới, các dịch bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn – chúng ta sẽ thấy vi khuẩn sinh sôi dù chỉ có vài loại và các loại bệnh lây nhiễm này sẽ ngày càng trở nên “chết người hơn”, dễ lây nhiễm hơn. Các tập đoàn đa quốc gia càng mở rộng sẽ càng mất cân bằng về quy mô, và việc đổ xô đi rút tiền ở các ngân hàng cũng thế. Tuy nhiên tác giả không cho rằng chúng ta nên ngăn sự toàn cầu hóa và cấm đi du lịch. Chúng ta chỉ cần tìm được ra những Thiên nga đen sẽ đem lại những gì và bắt ta trả giá bằng gì. Taleb đã thấy trước nguy cơ những virus lạ cấp tính tràn lan khắp hành tinh.

Lời kết

Thiên nga đen là nỗ lực đầu tiên trong lịch sử tư duy, cung cấp tấm bản đồ về nơi chúng ta thường bị tấn công bởi những gì không biết, để ta biết rằng nhận thức và tư duy của chúng ta mong manh đến mức nào. Hãy tưởng tượng một đốm bụi nhỏ đặt kế bên một hành tinh có kích thước lớn hơn Trái đất một tỷ lần. Đốm bụi đó tượng trưng cho tỷ lệ bạn được sinh ra; hành tinh khổng lồ kia đại diện cho tỷ lệ bạn không tồn tại. Bởi vậy đừng nhọc công bởi những chuyện không đâu.

Đừng chê bai xoi mói những gì người khác mang lại cho bạn, hãy nhớ rằng sự tồn tại của bạn chính là bằng chứng cho một Thiên nga đen.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[THƯ GIÃN CUỐI TUẦN] Tư duy “thiên nga đen” cho một thế giới bất định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO