Khi cầu thủ Đan Mạch, Christian Eriksen ngã xuống, đội ngũ y tế cấp cứu trên sân, đồng đội anh đã đứng xung quanh để tạo thành “lá chắn”.
Hành động này trước hết là để bảo vệ quyền riêng tư cho Eriksen trước ống kính máy quay (không ai muốn hình ảnh lúc mình không mong muốn nhất lại bị mọi người nhìn thấy, hay nói cách khác, hầu như chẳng ai đồng ý việc chia sẻ hình ảnh mình bị tai nạn, nên chĩa máy quay vào lúc một người bất tỉnh là không có sự đồng ý của họ).
Tiếp đến là tạo điều kiện cho các nhân viên y tế tập trung thực hiện các thao tác y khoa (tưởng tượng trong một ca mổ mà cho nhiều nhà báo vào quay phim, chụp hình thì tâm lý bác sĩ sẽ rất ảnh hưởng, nên đó cũng lại là quyền riêng tư của nhân viên y tế).
Tư duy này là một tư duy văn minh, nhân văn, biết tôn trọng quyền con người, và nó xuất phát từ việc người ta phải hiểu được khái niệm “phẩm giá.”
Phẩm giá là gì? Có thể hiểu phẩm giá bằng ví dụ sau:
Bạn đi làm từ thiện trao quà cho người nghèo, người khuyết tật, trẻ em khó khăn… và bạn làm một sân khấu để từng người lên cầm tấm bảng có chữ “nghèo, tàn tật, khó khăn” gì đó và tới ai bạn quay phim hỏi họ cảm thấy thế nào khi nhận quà, thì là bạn đang giúp họ, nhưng đang không bảo vệ phẩm giá của họ.
Ông bà ta đã đúc kết rất giản dị “của cho không bằng cách cho” là vậy, không thể nói đã nhận còn sĩ diện hay tự ái, mà vì “cách cho” nó nói lên tư cách, tri thức, mục đích của người cho hơn nhiều cái “của cho.”
Hoặc khi một nạn nhân của tội phạm tấn công tình dục, bạo lực thể xác tinh thần… phải ngồi trước hàng chục ống kính, trả lời hàng chục lần, bị yêu cầu phải mô tả lại chi tiết những gì để xảy ra với họ để có được những bài báo “rợn người, đau xót” làm đánh động lòng người và truy đòi công lý thì đó là thứ công lý không nhằm nâng đỡ phẩm giá, hồi phục cuộc sống cho nạn nhân.
Có thể bạn quan tâm
07:35, 13/06/2021
06:53, 13/06/2021
09:34, 12/06/2021
11:00, 11/06/2021
06:00, 11/06/2021
06:00, 09/06/2021