Tương lai của tiền vẫn nằm ở các Ngân hàng Trung ương

Diendandoanhnghiep.vn Trong thời đại kỹ thuật số, các Ngân hàng Trung ương sẽ vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, vì họ cung cấp sự tin tưởng cần thiết để gắn kết hệ thống tiền tệ của chúng ta với nhau.

Hình ảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ảnh:SBV)

Hình ảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ảnh:SBV)

>> Nhiều nước ASEAN nghiên cứu, thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương

Trong thời gian gần đây, khi lĩnh vực tài chính có sự xoay trục đáng kể sang xu hướng tài chính kỹ thuật số, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Linh hồn của tiền là gì? Các nhà công nghệ, nhà đổi mới sáng tạo đang đưa ra những câu trả lời mới. Một số người nói rằng, tiền và tài chính sẽ chỉ được cung cấp bởi một vài tập đoàn công nghệ lớn. Những người khác thì mơ về một hệ thống tài chính phi tập trung, trong đó các Blockchain và thuật toán sẽ thay thế con người và các tổ chức. Và có thể, tất cả những điều này sẽ diễn ra trong Metaverse như cái cách mà ông chủ của Meta đã kỳ vọng.

Tuy nhiên, câu trả lời không thể đơn giản hơn đó là: Linh hồn của tiền không thuộc về Big Tech, cũng như không thuộc về một sổ cái ẩn danh. Linh hồn của tiền bạc là sự tin tưởng và các Ngân hàng Trung ương tiếp tục là những tổ chức tốt nhất để cung cấp niềm tin trong thời đại kỹ thuật số.

Thực tế, tiền là một quy ước xã hội. Mọi người nhận tiền ngày hôm nay với kỳ vọng rằng những người khác sẽ nhận nó vào ngày mai. Về cốt lõi, niềm tin vào tiền tệ sẽ gắn kết hệ thống tiền tệ với nhau. Giống như hệ thống pháp luật, duy trì nó là rất quan trọng đối với hoạt động hiệu quả của các xã hội. Sự tin tưởng đòi hỏi các tổ chức vững chắc có thể chịu đựng được thử thách của thời gian.

Trong suốt chiều dài lịch sử, các Ngân hàng Trung ương độc lập đã nổi lên như một tổ chức chính để cung cấp sự tin tưởng này và các giải pháp thay thế thường có kết cục không tốt. Đó là lý do chính đáng mà hầu hết các quốc gia đều thành lập Ngân hàng Trung ương với nhiệm vụ rõ ràng là phục vụ xã hội.

Khi theo đuổi những nhiệm vụ này, các Ngân hàng Trung ương đã cố gắng thích ứng với những thay đổi về công nghệ, kinh tế và xã hội. Đây là lý do tại sao ngày nay, các Ngân hàng Trung ương đang tích cực tham gia vào đổi mới kỹ thuật số, phát triển hàng hóa công cộng như cơ sở hạ tầng thị trường tài chính bán buôn, hệ thống thanh toán nhanh bán lẻ và tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).

Còn trong hệ thống thị trường, khu vực tư nhân vẫn là đầu tàu chính của nền kinh tế. Trong hệ thống tiền tệ ngày nay, tiền gửi cho là hình thức tiền tệ phổ biến nhất mà công chúng nắm giữ; các ngân hàng đặt tiền gửi của chính họ với Ngân hàng Trung ương như là “ngân hàng dự trữ”. Bằng cách này, các Ngân hàng Trung ương cung cấp một nền tảng mở, trung lập, đáng tin cậy và ổn định. Các công ty tư nhân sử dụng sự khéo léo và năng động của mình để phát triển các phương thức thanh toán mới, cũng như các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

>> Tiền kỹ thuật số quốc gia: Mơ giấc không xa...

Để tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số, chúng ta cần những người đương nhiệm, công nghệ lớn và những người mới tham gia khác cạnh tranh trong một thị trường mở đảm bảo khả năng tương tác, xây dựng dựa trên hàng hóa công của Ngân hàng Trung ương. Người dùng cuối cần có khả năng tương tác liền mạch giữa các nhà cung cấp khác nhau - cả trong nước và xuyên biên giới. Điều này sẽ mang lại sự đổi mới liên tục và kết quả ngày càng tốt hơn cho nền kinh tế. Người dùng cuối sẽ thấy chi phí thấp và dịch vụ tiện lợi, với sự an toàn, quyền riêng tư và nhiều lựa chọn thanh toán.

Kịch bản này khai thác các lợi ích của dữ liệu lớn và công nghệ sổ cái phân tán với cấu trúc thị trường thúc đẩy cạnh tranh và thúc đẩy tính công ích của hệ thống tiền tệ. Hệ thống tiền tệ không bị phân tán thành những khu vực riêng biệt, cũng như không bị chi phối bởi một vài tập đoàn lớn. Cốt lõi của hệ thống này là các Ngân hàng Trung ương, đóng vai trò là nhà điều hành, giám sát và chất xúc tác trong thị trường thanh toán, đồng thời điều tiết và giám sát các nhà cung cấp tư nhân vì lợi ích công cộng.

Ông Đinh Hồng Sơn, Chuyên gia tài chính số

Ông Đinh Hồng Sơn

Không giống như các stablecoin tư nhân, CBDC không cần phải vay tín nhiệm từ các loại tiền tệ có chủ quyền. Ngân hàng Trung ương thừa hưởng sự tin tưởng mà công chúng đã đặt vào đơn vị tiền tệ của họ. Do đó, chúng có thể đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho sự đổi mới trong tương lai.

Các Ngân hàng Trung ương có thể cung cấp nền tảng này trong nước, nhưng cũng trên quy mô toàn cầu. Hãy tưởng tượng một mạng lưới CBDC toàn cầu, trong đó, các Ngân hàng Trung ương khác nhau sẽ thiết kế và phát hành một dạng tiền công mới, phù hợp với nền kinh tế và sở thích xã hội của họ. Điều quan trọng là, các Ngân hàng Trung ương có thể làm việc với nhau và với khu vực tư nhân, để đảm bảo rằng các CBDC trong nước này có thể tương tác xuyên biên giới.

Điều này đòi hỏi khả năng tương thích kỹ thuật, khả năng các hệ thống “nói ngôn ngữ của nhau” và thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ. Để đạt được điều đó, họ có thể chọn xây dựng một mạng lưới liên kết song phương hoặc một nền tảng chung duy nhất. Một mạng lưới như vậy sẽ là một phiên bản toàn cầu của hệ thống tiền tệ trong nước, dựa trên niềm tin được đặt vào các Ngân hàng Trung ương. Nó có thể giảm chi phí thanh toán xuyên biên giới; tăng tốc độ và tính minh bạch của chúng; đồng thời, mở rộng quyền truy cập cho người dùng ở các quốc gia khác nhau.

Từ đó, khu vực tư nhân có thể xây dựng các dịch vụ tài chính dựa trên hệ thống như vậy, từ các khoản thanh toán sáng tạo đến cho vay, đến các dịch vụ bảo hiểm và đầu tư. Các biện pháp bảo vệ có thể cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân mà không yêu cầu bán các đồng tiền đầu cơ, chỉ nhằm mục đích làm giàu cho người trong cuộc.

Tương lai của tiền là để định hình phương tiện trao đổi trong xã hội. Trong khi các Ngân hàng Trung ương chia sẻ sự phấn khích xung quanh sự đổi mới kỹ thuật số, thì có những hậu quả tiềm ẩn như: tính toàn vẹn và ổn định của tiền và thanh toán, sự tập trung của thị trường, quyền của người tiêu dùng và hiệu quả.

Các lãnh đạo Ngân hàng Trung ương phải làm việc với các cơ quan công quyền khác và các bên liên quan tư nhân để đổi mới theo cách hợp lý, bền vững, khai thác các lợi ích của công nghệ kỹ thuật số theo cách phù hợp với các giá trị chung. Cần đảm bảo rằng, hệ thống tài chính của chúng ta được xây dựng dựa trên sự quản lý tiền tệ hiện có, phục vụ lợi ích công cộng và hợp tác với khu vực tư nhân.

Như vậy, các Ngân hàng Trung ương và cơ quan công quyền vẫn là chất keo kết dính hệ thống tài chính tiền tệ với nhau. Các dịch vụ và đổi mới của khu vực tư nhân là rất cần thiết và sẽ phát triển mạnh trên nền tảng này, nhưng sự tin tưởng không bao giờ có thể được thuê ngoài hoặc tự động hóa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tương lai của tiền vẫn nằm ở các Ngân hàng Trung ương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714076760 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714076760 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10