Tương lai tiền mã hóa sau đại án FTX

Diendandoanhnghiep.vn Tuy còn tranh cãi nhiều điểm, nhưng các nhà lập pháp nhiều nơi đều thống nhất nhau ở một điểm: Phải kiểm soát chặt chẽ hơn.

>>FTX sụp đổ, Binance triển khai quỹ bình ổn thị trường trị giá 1 tỷ USD

Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý Mỹ đang tranh luận xem ai là người có quyền giám sát tiền mã hóa

Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý Mỹ đang tranh luận xem ai là người có quyền giám sát tiền mã hóa

Sam Bankman-Fried (gọi tắt là SBF) đã bị bắt hôm thứ Hai tại Bahamas theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ. Thay vì tham dự buổi điều trần từ xa theo lịch trình của mình trước Quốc hội vào ngày hôm qua, cựu Giám đốc điều hành FTX này đã xuất hiện tại tòa án Bahamas. Trước đó, các công tố viên liên bang Hoa Kỳ đã buộc tội ông với nhiều tội gian lận và vi phạm các quy định về tài chính.

John Jay Ray III, người đang giám sát vụ phá sản của FTX, hôm qua trước Quốc hội đã mô tả vụ việc về bản chất là một vụ tham ô tài sản. Các công tố viên đã cáo buộc SBF về hoạt động tội phạm kể từ năm 2019 — rất lâu trước mùa đông tiền mã hóa.

Trong khi các công tố viên liên bang đưa ra các cáo buộc hình sự đối với SBF, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã đệ đơn khiếu nại dân sự cáo buộc FTX có âm mưu lừa gạt các nhà đầu tư. Hôm qua, Chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết SBF đã xây dựng một “công ty trên nền tảng của sự lừa dối”. Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai đã buộc tội SBF, FTX và Alameda Research (quỹ phòng hộ tiền điện tử của SBF) về tội gian lận.

Nếu bị kết án về tất cả các cáo buộc hình sự, SBF có thể phải đối mặt với án tù chung thân. Nhưng anh ta đã đề nghị tại tòa án Bahamas rằng anh ta có thể chống lại việc dẫn độ sang Mỹ. Yêu cầu tại ngoại của SBF đã bị từ chối, do đó anh ta có thể phải chấp hành án tù khi ở lại Bahamas.

NHƯ VẬY LÀ:

Mô hình giao dịch tập trung cho tiền mã hóa đang cho thấy những hậu quả. FTX là một sàn giao dịch tập trung (nó trực tiếp nắm giữ tiền “thật” và tiền mã hóa của khách hàng), do một nhóm người cụ thể kiểm soát, khác với bản chất của tiền mã hóa là phi tập trung (không một hoặc một nhóm người cụ thể nào có thể kiểm soát được). Những hậu quả mà nó phải đối mặt có thể tạo tiền lệ cho những sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung khác.

Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý Mỹ đang tranh luận xem ai là người có quyền giám sát tiền mã hóa. Nhưng khi họ xem xét các quy định mới sau cuộc khủng hoảng của FTX, giờ đây hầu hết họ đều đồng ý về ít nhất một điểm: việc kiểm soát cần phải chặt chẽ hơn, bất kể ai là người nắm quyền.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tương lai tiền mã hóa sau đại án FTX tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634411 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634411 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10