Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát

Diendandoanhnghiep.vn Diễn đàn Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát đã đóng góp thêm nhiều góc nhìn, ý kiến và đóng góp kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành.

Tác động kép của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng của một số cơ chế chính sách, đặc biệt là Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã khiến ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát gặp nhiều khó khăn.

Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chiều 20/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn: Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát.

Diễn đàn kỳ vọng đóng góp thêm nhiều góc nhìn, ý kiến và đóng góp kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành.

Diễn đàn Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/11 tại Hà Nội.

Diễn đàn Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/11 tại Hà Nội.

Tham dự diễn đàn có ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Ngô Khải Hoàn, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp thuế lớn (Tổng cục Thuế); TS Nguyễn Mạnh Đạt, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công thương; Ông Vũ Đức Phúc, Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia; Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam; Chuyên gia kinh tế, PGS – TS Ngô Trí Long; Ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report); Luật sư Nguyễn Danh Huế – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông; Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên Tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp. Cùng đại diện các doanh nghiệp Habeco, Sabeco, Hapro, Heniken, Hương Sen, Chứng khoán BSC,… cùng các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu.

NHỮNG KHÓ KHĂN TỪ DOANH NGHIỆP

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, nhiều năm nay, song song với lĩnh vực thực phẩm - ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam.

ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Với dân số tương đối trẻ, mức thu nhập được cải thiện đang khiến người dân ngày càng quen với việc mua sắm thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, sự phong phú và dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… cũng đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Đây hoàn toàn là những điều kiện thuận lợi khiến Việt Nam trở thành thị trường đồ uống tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư.

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo là 6%, ngành công nghiệp đồ uống là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam. Nhưng ngành cũng chịu sự chi phối và kiểm soát của Nhà nước với các chính sách thắt chặt và nổi bật nhất là lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Mặc dù mang lại nguồn thu thuế dồi dào cho ngân sách nhà nước, nhưng Phó Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn cho biết, ngành đồ uống có cồn cũng được nhận định là có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng và an ninh xã hội.

Do vậy, chính phủ cũng như nhiều tổ chức xã hội đã có nhiều hoạt động để hạn chế tăng trưởng của ngành bia như tổ chức tuyên truyền, giáo dục về tác động của bia rượu hay mạnh tay nhất là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Gia nhập WTO Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho tất cả sản phẩm bia, không kề đến hình thức đóng gói.

Từ trái qua phải:

Từ trái qua phải: Ông Ngô Khải Hoàn, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp thuế lớn (Tổng cục Thuế); ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam; Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

“Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt chính là việc quản trị nhân sự khi số lượng lao động sử dụng khá lớn, vấn đề đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, phân chia lao động hợp lý. Bên cạnh đó, việc đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung…”, ông Hoàng Quang Phòng cho biết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp ngành đồ uống sẽ buộc phải có những thay đổi trong xu hướng vận hành để thích nghi với bối cảnh hiện này cũng như có thể phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập sâu, thị trường trong ngành cũng sẽ từ đó mở rộng hơn nhiều.

Tuy nhiên, cho rằng trong “nguy luôn có cơ”, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, doanh nghiệp ngành bia rượu nước giải khát cần nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để ngành có thể phát triển bền vững. 

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam cho biết, ngành đồ uống nói chung và bia rượu thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.

Ngành bia là một trong những ngành công nghiệp quan trọng. Ở Việt Nam đã bắt đầu có bia cách đây 145 năm. 1875 người Pháp đưa vào miền Nam và tới năm 1890, tức là sau 15 năm mới xây dựng Nhà máy bia Hà Nội ở Hoàng Hoa Thám với công suất 200 lít/ ngày, so với hiện nay thì quá nhỏ bé.

Bia là đồ uống phù hợp với đất nước nhiệt đới nóng như ở Việt Nam. Những năm 1990 thống kê khi đó người dân 1,5 lít/người, đến nay trên 40 lít/người tương đương các nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Cũng theo ông Việt, hàng năm Đức có lễ hội bia Oktoberfest mang đậm chất văn hóa thu hút hàng triệu người. Ở Việt Nam tuy đi sau nhưng bia cũng là nét văn hóa. Ông chia sẻ “Trước thềm Hội nghị cấp cao APEC 2006, chúng tôi vất vả xin phép để cung cấp bia cho sự kiện và hình ảnh các vị lãnh đạo cấp cao nâng ly sản phẩm bia của Việt Nam cũng là niềm tự hào”.

Nói về vai trò của ngành, ông Việt nhấn mạnh tới vai trò cung cấp, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó là huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, giải quyết hàng triệu lao động. Trong đó hàng trăm ngàn việc làm trực tiếp và khoảng 6-10 lần số lượng việc làm từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Hàng năm đóng góp trên 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước; Đóng góp cho công tác an sinh, xã hội; tuyệt đối tuân thủ và thực hiện tốt các quy định pháp luật của cơ quan nhà nước…

Từ đó, ông Việt đề xuất Nhà nước, Tổng cục Thuế xem xét, nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp quản lý hài hòa cho ngành.

Thực trạng ngành rượu bia hiện nay, do nhu cầu xã hội, sự cố gắng của doanh nghiệp, chính sách của nhà nước đã hài hòa, quan tâm tới ngành. Nhưng chính sách không khuyến khích rượu bia nên không tăng trưởng cũng không nộp được cho ngân sách nhà nước. Sản lượng bia năm 2019 có tăng nhưng năm 2020 giảm từ 10-20% dẫn đến thất thu ngân sách đáng kể” – ông Việt nói.

Chúng tôi có gửi văn bản kêu cứu bởi rượu bia cũng là một ngành nhưng khi 98% doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ, còn 2% doanh nghiệp không được hỗ trợ trong đó có doanh nghiệp rượu bia” – ông nói.

Năm 2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành khiến doanh nghiệp rượu bia chịu tác động trực tiếp. Vị chủ tịch Hiệp hội nói: Chúng ta đưa ra chính sách đúng khi quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu bia. Tuy nhiên nên có quy định các mức độ khác nhau, phù hợp với điều kiện cộng với cơ sở hạ tầng cơ sở đủ thì chính sách mới đi vào cuộc sống. Nhất là khi năm 2020 các doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch COVID-19. 

Từ thực tế trên ông Việt đưa ra kiến nghị, thứ nhất, chính sách ổn định 5-10 năm thì doanh nghiệp mới xoay sở được. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động đều nộp thuế đất, thuế GTGT, thuế doanh nghiệp nên khi gặp khó khăn thì cũng cần được hỗ trợ, hay được lùi lại thời hạn đóng thuế.

“Bình đẳng sẽ tạo điều kiện và giúp doanh nghiệp phát triển”, ông Việt nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong giai đoạn từ 2016-2020 ngành rượu bia chịu sự điều chỉnh của thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu nhưng dòng thuế này được cắt theo lộ trình, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ doanh nghiệp, thuế tiêu thụ cá nhân, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường…

Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu được “đánh” với nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu để nhập khẩu thiết bị sản xuất rượu bia. Thuế giá trị gia tăng rơi vào khoảng 10% đối với hàng hóa là bia, rượu và nước giải khát, thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu ở nồng độ cao. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ở mức 20%. Ngoài ra, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11 thì hàng hóa đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng. Còn lại, rượu trên 40% độ còn phải chịu 75% thuế, rượu từ 20 đên 40 độ chịu 30% thuế, rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả chịu 20% thuế, rượu thuốc chịu 15% thuế.

Với bia thì dòng bia hộp, bia chai thì chịu thuế đến 75% nhưng bia hơi chỉ phải chịu thuế đến 30% mà thôi.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt, thì từ năm 2009, nhà nước đã thống nhất đánh thuế với cac loại bia. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 năm 2008 đã đánh thuế với mặt hàng rượu 20 độ trở lên với mức thuế là 50%; rượu dưới 20 độ đánh mực thuế 25%.

Về bia các loại thì không phân biệt các loại bia đóng bỏ ì, từ năm 2013 trở đi, các dòng sản phẩm này phải chịu 50% mức thuế.

Cũng theo quan điểm của ông Phụng, ngành rượu bia đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo đó, tổng số thu ngân sách nhà nước thì các doanh nghiệp thuộc hiệp hội năm 2019 đạt khoảng 60.000 tỷ đồng bao gồm các lọa thuế.

Trong đó, ông Phụng cho biết nhóm các doanh nghiệp có đóng góp lớn như Heineken, Sabeco, Habeco, Carlsberg…  nộp 49.595 tỷ đồng, chiếm 80% số nộp của cả ngành. Số nộp ngân sách nhà nước trong 10 tháng năm 2020 thì khố doanh nghiệp lớn nộp 39.111 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Phụng nhấn mạnh, trong năm 2020 các doanh nghiệp rượu bia có chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Năm nay, doanh nghiệp rượu bia chịu tác động kép của một số quy định và tác động tiêu cực của Covid-19 nên lượng tiêu thụ giảm, lượng tồn kho tăng cao”, ông Phụng nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng theo ông Phụng, doanh nghiệp rượu bia ngày càng phải đối diện với sức ép cạnh tranh lớn, thiên hướng tiêu dùng có thể thay đổi, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành rượu bia, ông Phụng cho rằng, nhà nước cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách thuế, tạo sự bình đẳng với các ngành khác trong việc tiếp cận nguồn lực chính sách.

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIA, RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT PHÁT TRIỂN

Mặc dù đang có sự tham gia của hơn 220.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 60.000 tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành bia, rượu nước giải khát cho biết gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Điều phối phiên thảo luận kiến nghị sửa đổi chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát phát triển, ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết, với các phát biểu của các chuyên gia nổi lên 3 vấn đề lớn cần chú trọng.

ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Thứ nhất, các vấn đề đều phải có góc nhìn đa chiều. Tác động của rượu bia phải được đánh giá lại. Sự tác động của rượu bia không phải là vấn đề mới nhưng những góc nhìn khác nhau sẽ có những nhìn nhận khác nhau trong sự tác động đến tư duy, tác động và sự định hướng phát triển, kiểm soát và tiêu thụ rượu bia.

Thứ hai là vấn đề trong tư duy quản lý. Đó là việc quản lý lượng tiêu thụ hay quản lý tác hại và xem xét những vấn đề này đã thực sự khách quan hay chưa.

Thứ ba, là thực trạng với sự đóng góp của ngành rượu bia và giải quyết việc làm cho lao động - một nguồn hỗ trợ cho ngân sách khi gặp khó khăn, các ngành sản xuất phụ trợ kéo theo.

Việc một ngành kinh tế lớn như vậy nhưng chưa có hoạch định cụ thể là vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh đó, năng lực thực sự của doanh nghiệp và chính những nỗ lực của doanh nghiệp trong thời gian qua giúp con số suy giảm chỉ ở mức 20%. Điều này đòi hỏi những đóng góp về ý kiến giải pháp từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các chuyên gia…

Chuyên gia kinh tế, PGS – TS Ngô Trí Long.

Chuyên gia kinh tế, PGS – TS Ngô Trí Long.

Chuyên gia kinh tế, PGS – TS Ngô Trí Long cho biết, các thách thức của ngành rượu, bia trong thời gian qua đó là:

Thứ nhất, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ đầu năm 2020 đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng các hình phạt nặng hơn khi điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh hưởng của bia, rượu với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu và hơi thở.

Có thể nói đây là bài toán nan giải đòi hỏi nhiều thay đổi trong chiến lược sản phẩm, quảng cáo, và tái lập thói quen tiêu thụ của người dùng. Quan sát tác động của Nghị định 100, cho thấy lưu lượng khách đến các quán ăn giảm rõ rệt và người dân có xu hướng chuyển sang các loại nước uống khác như nước suối, nước có ga...

Thứ hai là sự tác động của dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng rất lớn và không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch, hạn chế đi lại, dịch bệnh còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng cùng hoạt động kinh doanh và gây trì trệ các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các biện pháp ngăn chặn sự lây lan như đóng cửa các quán bia, rượu, karaoke và câu lạc bộ đêm tại nhiều tỉnh, thành. Việc đóng cửa hàng loạt địa điểm kinh doanh trên toàn quốc trong thời gian dịch bệnh đã khiến việc tiêu thụ bia rượu “đóng băng”.

thứ ba là Luật quảng cáo, Nghị định 24 ban hành ngày 24/02/2020 đưa ra các quy định khắt khe hơn trước về quảng cáo rượu bia, cụ thể liên quan đến Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15% và bia; Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia trong các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình và Thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập thông tin và mua rượu bia.

Đơn cử, việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15% và bia phải gắn kèm các nội dung cảnh báo: “Uống rượu bia có thể gây tai nạn giao thông”, “Uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi” và “Người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia”. Luật này cũng tác động đáng kể vào quá trình người làm marketing và công ty làm maketing lên chiến lược, sáng tạo và thực hiện các quảng cáo cho nhãn hàng bia rượu.

Ông Long cho rằng, một trong những áp lực với ngành rượu bia trong thời gian tới nữa đó là do thị hiếu người tiêu dùng trong nước thay đổi, các loại bia mới, đặc biệt là bia nhập khẩu trong phân khúc cao cấp, sẽ hiện diện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, tạo áp lực lên các loại bia sản xuất trong nước bắt buộc phải nâng cấp cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm.

Cơ cấu dân số vàng, trình độ dân trí ngày càng cao, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế ổn định của chính phủ là những yếu tố chính giúp cho người tiêu dùng Việt lạc quan hơn, chi tiêu nhiều hơn và uống bia nhiều hơn.

Trong hoạt động công nghiệp, ngành bia – rượu – nước gải khát có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác.

Theo ông Long, tiềm năng lớn của phân khúc “bia không cồn”, được xem là chìa khoá giúp tháo gỡ quy định 100 về về sức khoẻ và an toàn lái xe hiện nay, bia không cồn hứa hẹn mở ra một tương lai đầy triển vọng cho ngành bia tại Việt Nam.

Điểm hấp dẫn là phân khúc này còn khá non trẻ. Số thương hiệu bia không cồn trên thị trường Việt Nam cho đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Heineken 0.0, Sagota, Steiger, Bavaria, Oettinger... và chỉ có duy nhất Sagota (thuộc Công ty bia Sài Gòn Bình Tây sản xuất bia Sagota) đang được sản xuất trong nước. Vì vậy, đây hẳn sẽ là sản phẩm cho nhiều thương hiệu bia trong tương lai.

Tiềm năng về thị trường xuất khẩu. Các nước ASEAN hay Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam với mức tiêu dùng thực phẩm, đồ uống tăng mạnh. Giai đoạn 2010 – 2019, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước, đạt hơn 46 triệu lít, trị giá 45,87 triệu USD. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và RCEP vừa được ký kết cũng hứa hẹn nhiều cơ hội.

Chuyên gia Ngô Trí Long cũng đưa ra kịch bản phát triển trung và dài hạn cho ngành bia rượu của Việt nam trong thời gian tới.

Kịch bản sự phát triển ngành bia rượu trung và dài hạn của cho ngành bia rượu trong thời gian tới phụ thuộc vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt nam.

Kịch bản 1, nếu dịch bệnh trong nước được tiếp tục kiểm soát, dịch bệnh trên thế giới được đẩy lùi. Theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại hàng hóa sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại. Sự kết nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về kiểm soát sớm dịch bệnh. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến có thể đạt 6,5 - 7,5%.

Kịch bản 2, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. Sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam có độ mở cửa lớn và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt từ 5 - 6%.

Với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo, nếu dịch bệnh trong nước được kiểm soát và thế giới đẩy lùi, cùng với việc thực hiện Luật phòng chống rượu bia thì kịch bản sự phát triển trung hạn của ngành bia rượu sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng khoảng 3-3,5%, không như 5 năm gần đây (6,6%). Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp kịch bản sự phát triển của ngành bia rượu phục hồi chậm và tăng trưởng khoảng 2-2,5%.

Trong dài hạn, dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030” là đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tuy kinh tế là đất nước đang phát triển đến năm 2030 có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 cố thu nhập cao, nhưng Kịch bản sự phát triển ngành bia rượu với chính sách Nhà nước không khuyến khích sử dụng bia rượu và nhân thức của người dân nhận ra tác hại của việc lạm dụng rượu bia thì kịch bản sự phát triển sẽ không như thời kỳ hoàng kim – sẽ tăng khoảng 4-4,5%/năm.

Để ứng phó với quy định nói trên, các doanh nghiệp sản xuất bia rượu cần tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc chi phí để duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.Với đặc thù doanh nghiệp sản xuất bia có các chi phí đầu vào ổn định và không quá cao, thì việc tiếp tục cắt giảm chi phí nhân sự, marketing, quản lý doanh nghiệp sẽ là những vấn đề cốt lõi để gia tăng lợi nhuận.

Ông cho rằng bản thân các doanh nghiệp ngành bia cần có những động thái điều chỉnh phương thức tiếp cận thị trường theo hướng sản xuất những dòng bia mới giảm sự ảnh hướng tới sức khỏe, hoặc có thêm những sản phẩm thay thế để tránh tác động từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.  

Trao đổi tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Quốc hội, Chính phủ cũng chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh thuế với ngành bia, rượu, nước giải khát. Nhưng vì sự phát triển của ngành hàng quan trọng, đóng góp cao cho ngân sách thì các doanh nghiệp và dư luận có thể bàn thảo trước các vấn đề liên quan của ngành. 

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).

Về vấn đề bình đẳng thuế, ông Phụng cho biết, sản phẩm trong nước và nhập khẩu hiện nay không có sự phân biệt. “Chúng ta có các Hiệp hội, tổ chức ngành hàng của các nhà đầu tư nước ngoài, thuế chúng ta bình đẳng trong xuất sứ, các sản phẩm cũng không phân biệt xuất sứ thành phần kinh tế, chúng ta có khung khổ pháp lý kiểm soát hoạt động kinh doanh minh bạch, đúng thị trường”, ông Phụng cho biết.

Tới đây cơ quan thuế sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu tập hợp, các doanh nghiệp chưa được khấu trừ thuế hay chậm nộp thuế cũng sẽ được cơ quan thuế cung cấp thông tin để thực hiện hoàn tất thủ tục khai và nộp thuế, giảm trừ thuế…

Về Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hiện vẫn còn hiệu lực nhưng trước ngày 31/12/2020 phải thanh toán số thuế được giãn, do đó, doanh nghiệp phải thực hiện hoàn thuế như quy định.

Luật sư Nguyễn Danh Huế – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông

Luật sư Nguyễn Danh Huế – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông.

Chia sẻ tại phiên thảo luận Luật sư Nguyễn Danh Huế – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hừng Đông cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho ngành bia, rượu, nước giải khát có nhiều việc phải làm như vấn đề tài chính, bối cảnh khách quan đang xảy ra như đại dịch COVID-19 đang xảy ra, hay vấn đề nội tại doanh nghiệp. Những chính sách tác động tiêu cực lên ngành công nghiệp này, có một số chính sách cần thay đổi ngay.

COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, nhà hàng trả mặt bằng. COVID-19 là khách quan nhưng tác động Nghị định 100/2019/NĐ-CP (thay thế Nghị định 46 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) lên ngành công nghiệp rượu bia thực sự rất nặng nề.

Trên thực tế, ngành công nghiệp rượu bia đã tạo ra nguồn thu ngân sách và việc làm lớn cho người lao động.

Đánh giá về Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ông Huế cho rằng, cơ quan chức năng đưa ra xử phạt cao để không uống rượu bia nữa bởi đó là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. 

Theo ông, Nghị định này mục tiêu đưa ra là tốt, có nhiều điểm tiến bộ tuy nhiên có một số điều khoản chưa hợp lý. Ví dụ như cứ có nồng độ cồn trong máu là xử phạt là khiên cưỡng, vội vàng, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, tới doanh nghiệp đặc biệt trước sức ép thu ngân sách, thu thuế nhà nước.

Vì vậy, ông đề nghị cần sửa Nghị định 100 ngay để cứu ngành bia rượu. Hiện nay chưa có báo cáo hay điều tra xã hội học nào đánh giá tác động của Nghị định từ khi đi vào thực tế. Tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao bởi phương tiện cá nhân nhiều, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.

Ông cho rằng, khi đưa chính sách cấm bia rượu cần tính toán tới phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lực vận tải công cộng để người dân có thể uống bia mà vẫn có thể có phương tiện trở về nhà.

Nói về giải pháp, ông Huế cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất, cảnh sát giao thông xử thật nghiêm các hành vi vi phạm giao thông. Thứ hai, bản thân ý thức chấp hành luật giao thông tự phải nâng lên. Nếu vi phạm phải xử thật nặng. Thứ ba, cần giải pháp tổng thể nâng cao năng lực giao thông công cộng, đa dạng hóa các hình phạt. Thứ tư, pháp luật nghiêm thì thực thi pháp luật cũng phải nghiêm. Thứ năm, tác động tiêu cực đã rõ nhưng các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn nêu các thực trạng khó khăn, đóng góp ý kiến, thì khó khăn mới được tháo gỡ.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đặt câu hỏi:  Trên thực tế, không phải chỉ rượu bia mới tạo ra nồng độ cồn. Vậy làm sao để tránh oan sai khi xử phạt trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực này?

Ông Vũ Đức Phúc, Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trước Nghị định 100, chúng ta có Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông, Nghị định này cũng có mức xử phạt rất cao. 

Ông Vũ Đức Phúc, Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia

Ông Vũ Đức Phúc, Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia.

Còn với Nghị định 100 thì mục đích của Nghị định này không phải để cấm người dân uống rượu bia mà chỉ xử phạt những người uống rượu bia rồi sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

Trả lời câu hỏi của Luật sư Nguyễn Danh Huế về việc tai nạn giao thông năm 2020 có giảm không, ông Phúc nhấn mạnh số vụ tai nạn giao thông năm 2020 có giảm so với năm 2019.

Đây là năm đầu tiên thực hiện chiến dịch phòng chống tác hại của rượu bia. Số vụ  tai nạn chung trong 10 tháng đầu năm 2020 là 10.000 vụ, so với 10 tháng đầu năm 2019 giảm 2000 vụ. Số lượng người chết giảm sâu nhất trong 10 năm trở lại đây”, ông Phúc nhấn mạnh.

Về xử lý vi phạm, ông Phúc cho biết trong 9 tháng đầu năm 2020 cơ quan chức năng đã xử lý 3 triệu vi phạm, phạt tiền 2,5 tỷ đồng; tỷ lệ số lượng vi phạm về nồng độ còn 141.000 nghìn lượt vi phạm so với 9 đầu năm 2019 giảm 1,68%.

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam.

 

Trả lời câu hỏi việc xử phạt có ngăn chặn được tình trạng vi phạm giao thông không? Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải khát Việt Nam cho biết, ông Phúc nói đúng về mặt lý thuyết, cấm người sử dụng rượu bia để tham gia giao thông là đúng. Nhưng phải làm sao để chứng minh được tỷ lệ tai nạn giao thông giảm là do Nghị định 100 mới là điều quan trọng.

"Ông Huế nói về vấn đề thực thi pháp luật, tôi cho là đúng, vì thực tế đang diễn ra như vậy. Do đó, tôi cho rằng chúng ta cần cho phép tỷ lệ nhất định, không nên siết hoặc xử phạt quá chặt để vừa có thể đảm bảo an toàn giao thông nhưng cũng đảm bảo nhu nhu cầu của người dân". - ông Việt nói.

Ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).

Ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).

Ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chia sẻ, COVID và nghị định 100 đã ảnh hưởng đến thị trường rượu bia. Trong quá trình nghiên cứu, các doanh nghiệp đã chia sẻ với VietNam Report rằng có 5 thách thức đã gây khó khăn cho ngành rượu bia trong thời gian qua đó là vấn đề phân phối, nhu cầu về mặt hàng, đảm bảo hoạt động sản xuất, lúng túng trong quản lý nhân sự, nguồn cung nguyên liệu đứt gãy.

Tuy nhiên, có một điểm sáng thị trường đó là Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam đã cho ra thị trường một loại sản phẩm mới: bia không cồn. Đây là loại sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng lái xe.

Ông Cơ cho biết, trong sự ảnh hưởng của COVID - các quy định hạn chế bia rượu thì sản phẩm mới này đó là điều các doanh nghiệp rượu bia nên suy nghĩ. Thứ hai, công ty Heiniken vẫn dẫn đầu bởi những hoạt động về mặt kênh phân phối, làm thương hiệu của doanh này rất tốt. Có thể thấy, người dùng rất quan tâm đến thương hiệu của rượu bia và cách tiếp cận.

“Giãn cách xã hội yêu cầu các doanh nghiệp thay đổi cách phân phối đưa sản phẩm đến với khách hàng theo một cách nhìn khác, phải đưa thông điệp nào để đưa bia rượu không có hại cho sức khỏe trong một mức độ cụ thể” – ông Cơ nói và cho biết – “Trong nghiên cứu của chúng tôi, rõ ràng sản phẩm rượu bia giảm 63% so với trước đây nhưng lại có các sản phẩm liên quan để thay thế. Các sản phẩm thay thế được sử dụng nhiều và có sự gia tăng”.

Do đó, trong thời gian tới, để tháo gỡ các khó khăn cho ngành công nghiệp rượu bia, các doanh nghiệp cần xem xét gia tăng sản phẩm thay thế hỗ trợ, các sản phẩm sạch, hữu cơ cần được chú trọng trong ngành nước giải khát. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thay đổi về vấn đề chuyển đổi số, tiếp cận người dùng, tái cấu trúc mạng lưới phân phối, tiếp cận người dùng.

Ông Vũ Đức Nam - Đại diện Cục Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương

Ông Vũ Đức Nam - Đại diện Cục Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương.

Ông Vũ Đức Nam - Đại diện Cục Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương cho biết, rất chia sẻ với các doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Đầu tư, rượu thuộc ngành kinh doanh có điều kiện, còn lĩnh vực bia nước giải khát thì không, chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Về định hướng phát triển ngành thời gian tới, hiện Quy hoạch cũ đang dừng lại để tiếp thu ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển xứng tầm, xây dựng thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Cụ thể, phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát có thương hiệu, tầm cỡ với những sản phẩm chất lượng. Trong đó, với ngành bia không khuyến khích đầu tư dưới 50 triệu lít/năm. Với doanh nghiệp nước giải khát, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước.

Phát biểu kết luận Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI đánh giá các ý kiến đưa ra tại diễn đàn rất thẳng thắn, phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có những giải đáp, đồng thời các chuyên gia đã kiến nghị những giải pháp để phát triển ngành.

Đại diện Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các vị diễn giả.

Đại diện Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các vị diễn giả.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713407439 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713407439 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10