“Tuyên ngôn độc lập” và khát vọng dân giàu, nước mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Tinh thần từ Bản tuyên ngôn của Hồ Chủ tịch 2/9/1945 đó là khát vọng độc lập dân tộc, thoát khỏi đói nghèo, và xóa bỏ bất bình đẳng xã hội.

TS NGUYỄN VĂN ĐÁNG, Học viện Chính trị quốc gia HCM, nhà nghiên cứu quản trị công và chính sách khẳng định với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định mục đích trên hết của định hướng này là nhằm hạn chế những khuyết tật của KTTT tự do, mà cụ thể nhất là giảm thiểu bất bình đẳng xã hội do sự vận hành của cơ chế thị trường gây ra. Chính mục đích tốt đẹp này đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước.

Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định mục đích trên hết của định hướng này là nhằm hạn chế những khuyết tật của KTTT tự do, mà cụ thể nhất là giảm thiểu bất bình đẳng xã hội do sự vận hành của cơ chế thị trường gây ra. Chính mục đích tốt đẹp này đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước.

Ông Đáng nhấn mạnh, Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng có thiên hướng bảo vệ lợi ích của những tầng lớp yếu thế trong xã hội, đề cao sự hợp tác thay vì cạnh tranh, lợi ích tập thể thay vì quá coi trọng lợi ích cá nhân, và phẩm giá con người được coi trọng hơn lợi nhuận. Đây là những chiều cạnh tích cực của CNXH, đáng mơ ước, kể cả trong bối cảnh hiện nay.

- Việt Nam đang tiếp tục tiến trình xây dựng “thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Vậy có thể hiểu ngắn gọn, thể chế kinh tế là gì?

“Thể chế” là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhưng như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “chúng ta không thể nhìn thấy, cảm nhận, động chạm, hay đo lường được các thể chế; chúng là những cấu trúc của tư duy con người”.

Trên thực tế, chúng ta có thể nhận diện các thể chế kinh tế với ba hình thức tồn tại sau đây:

Thứ nhất, các tổ chức, với chức năng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho đời sống của con người. Điển hình là các công ty sản xuất và kinh doanh hàng hóa.

Thứ hai, các cấu trúc định hình hoạt động của một nền kinh tế như hệ thống ngân hàng, hệ thống dự trữ quốc gia, hệ thống thị trường, hệ thống quyền sở hữu tài sản.

Thứ ba, các quy tắc quy định hành vi kinh tế của cá nhân cũng như tổ chức, cả thành văn (pháp luật) và bất thành văn (phong tục, tập quán, thông lệ).

Cuối cùng, với hội nhập và toàn cầu hoá, chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản được dân tộc ta tiến tới phồn vinh và hạnh phúc. Chúng ta tin ở tương lai, chúng ta tin ở sao vàng năm cánh của Cách mạng tháng Tám.

- Còn vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường thì sao? Thế nào là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, thưa ông?

Để được coi là một nền KTTT đầy đủ thì phải đáp ứng được các tiêu chí phổ biến. Tuy nhiên, hiểu khái quát thì một nền kinh tế thị trường đầy đủ là khi không có tổ chức nào đứng giữa người mua và người bán. Nói cách khác thì đó là nơi mà các cá nhân, tổ chức tự do thực hiện hành vi trao đổi trên cơ sở hoàn toàn tự nguyên, không chịu bất kỳ sự tác động hay can thiệp nào đến từ bên thứ ba. Đây chính là ưu điểm rõ nhất của kinh tế thị trường tự do, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Vậy theo ông đâu là hạn chế cố hữu của kinh tế thị trường tự do?

Sự phân hóa giàu – nghèo, hay rộng hơn là sự gia tăng bất bình đẳng xã hội. Bởi năng lực và điều kiện của mỗi cá nhân là không giống nhau. Thực tế này sẽ dẫn đến xu hướng tích tụ tài sản vào một nhóm thiểu số người có nhiều ưu thế; trong khi số đông còn lại thì có thể mãi chật vật.

 Vsmart đã khẳng định hàm lượng công nghệ, chất xám Việt Nam mang lại giá trị lâu dài, lớn dần qua từng thế hệ smartphone mà công ty này xuất xưởng. Đó còn là biểu tượng cho khát vọng công nghệ Việt. Ảnh: Hà My

Vsmart đã khẳng định hàm lượng công nghệ, chất xám Việt Nam mang lại giá trị lâu dài, lớn dần qua từng thế hệ smartphone mà công ty này xuất xưởng. Đó còn là biểu tượng cho khát vọng công nghệ Việt. Ảnh: Hà My

- Nhưng Việt Nam lại đặt ra yêu cầu: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, điều này sẽ tạo nên những khác biệt gì, thưa ông?

Theo tôi, “định hướng XHCN” tức là mức độ tự do kinh tế được kiểm soát. Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm giảm thiểu những hạn chế của cơ chế thị trường tự do, qua đó bảo đảm các mục tiêu xã hội. Đây là sự kiên định tinh thần xã hội cốt lõi của chủ nghĩa Mark – Lenin: sự thịnh vượng của cộng đồng không phải là phép cộng giản đơn của những sự thịnh vượng cá nhân.

- Thực tế chúng ta đã đạt được kết quả như thế nào trong thời gian vừa qua?

Ưu tiên hàng đầu cho tiến trình đổi mới bắt đầu từ năm 1986 là sự điều chỉnh cơ chế và phương thức quản lý kinh tế. Về bản chất, có thể hiểu đổi mới chính là quá trình từng bước thúc đẩy tự do kinh tế.

Nhờ đó, Việt Nam đã được thế giới công nhận là một “câu chuyện thành công” về xóa đói, giảm nghèo, hội nhập và phát triển. Dù chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định tinh thần XHCN, nhấn mạnh sự cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội, hướng đến một xã hội thịnh vượng, phát triển đồng đều, hài hòa giữa các cá nhân, giai cấp, và tầng lớp xã hội.
Các nền kinh tế hiện đại nhất hiện nay như Mỹ thì có thể đạt được tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của số đông người dân được nâng lên nhưng sự phân hóa giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội là vấn đề mà họ chưa thể giải quyết được. Có nghĩa chúng ta không thể trông chờ vào các động lực thị trường để đạt được giấc mơ về công bằng xã hội, tức là sự bình đẳng về thụ hưởng thành quả phát triển.

Thực tế này gợi ra vai trò không thể thiếu của nhà nước trong việc xây dựng một cộng đồng xã hội hài hòa, giảm thiểu cách biệt và xung khắc giữa các nhóm xã hội. Để làm được việc này thì tất yếu cần đến vai trò của nhà nước với tư cách là một chủ thể đại diện cho các lợi ích cộng đồng.

- Vậy đâu là những thách thức thể chế KTTT định hướng XHCN mà chúng ta cần quan tâm nhằm hướng đến các mục tiêu xã hội, thưa ông?

Theo tôi, thách thức lớn nhất không phải là vấn đề nhà nước có nên can thiệp hay không. Then chốt nhất là cần xem xét lại cơ chế và phương tiện mà nhà nước sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế.

Thứ nhất, chẳng hạn là chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Hiện tượng khiếu kiện, xung đột xã hội liên quan đến đất đai cũng có biểu hiện phức tạp hơn, đặt ra nhu cầu phải xem xét thấu đáo về mô hình quản trị đối với các loại tài sản công thiết yếu.

Thứ hai, là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, do kết quả hoạt động và đóng góp của khối này vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia còn hạn chế.

Thứ ba, là hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh thị trường và bảo vệ tự do kinh tế. Từ sau năm 1986, Việt Nam đã có một tiến trình nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất và mở rộng tự do kinh doanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho tự do kinh tế. Doanh nghiệp vẫn phải đối diện với “rừng” thủ tục hành chính. Mặc dù, đóng góp ngày càng lớn vào tỷ trọng GDP quốc gia nhưng khối doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa được đối xử công bằng, chưa được hỗ trợ đúng mức.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Tuyên ngôn độc lập” và khát vọng dân giàu, nước mạnh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185453 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185453 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10